KHI NÀO CƯỚP NHÀ BĂNG - Trang 81

“ĐỈNH KHAI THÁC DẦU HỎA”: CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI

PHIÊN BẢN TẤN CÔNG CÁ MẬP KIỂU MỚI CỦA

TRUYỀN THÔNG

(SDL).
Bài viết này được xuất bản ngày 21/8/2005. Khi đó quả thật khó tìm ra

được bất kỳ ai sẵn lòng dự đoán rằng mười năm tới, các tiến bộ công nghệ
trong ngành khai thác dầu sẽ cho phép Mỹ tiếm ngôi nhà sản xuất dầu hỏa
lớn nhất thế giới là Ả-rập Xê-út. Tuy vậy, đó chính xác là những gì đã xảy
ra.

Câu chuyện trang bìa của Peter Maass trên tạp chí New York Times gần

đây là về “đỉnh khai thác dầu hỏa”. Quan điểm phía sau khái niệm đỉnh
khai thác dầu hỏa là suốt nhiều năm, thế giới đã trên đà gia tăng sản lượng
dầu hỏa, hiện tại chúng ta sắp đạt đỉnh và rơi vào tình trạng sụt giảm tài
nguyên, dẫn tới giá một thùng dầu sẽ lên đến ba con số, một cuộc suy thoái
vô tiền khoáng hậu có quy mô rộng khắp thế giới, như một trang web về
khủng hoảng dầu hỏa đã nói: “Nền văn minh mà chúng ta biết sẽ mau
chóng kết thúc.”

Người ta có thể nghĩ rằng những người ủng hộ ngày tận thế sẽ bị trừng

trị bởi lịch sử dài dằng dặc những người sai giống như họ: Nostradamus,
Malthus, Paul Ehrlich... Nhưng rõ ràng là không phải thế.

Điều mà hầu hết các kịch bản về ngày tận thế đều hiểu sai là quan niệm

căn bản trong kinh tế học: con người phản ứng trước động cơ. Nếu giá một
mặt hàng tăng, nhu cầu dùng mặt hàng đó sẽ giảm, công ty sản xuất sẽ tìm
cách làm ra thêm mặt hàng đó, mọi người sẽ tìm cách sản xuất hàng hóa
thay thế nó. Ngoài điều đó ra còn có sự phát triển của các đổi mới công
nghệ (như cách mạng xanh, kiểm soát dân số...). Kết quả cuối cùng là thị
trường thường tìm ra cách giải quyết vấn đề cung cầu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.