KHI NÀO CƯỚP NHÀ BĂNG - Trang 88

mới thực sự hiệu quả); The fat smash diet: The last diet
you’ll ever need
(tạm dịch: Đập tan nỗi lo béo phì: Chế độ
ăn cuối cùng mà bạn cần đến); và Ultrametabolism: The
simple plan for automatic weight loss
(tạm dịch: Siêu
chuyển hóa: Kế hoạch đơn giản để giảm cân tự động).
Những cuốn sách này làm tôi nghĩ đến luận điểm cho rằng
mọi câu chuyện trong lịch sử loài người, từ Kinh Thánh đến
bộ phim Siêu nhân gần đây nhất, đều được xây dựng từ bảy
khuôn mẫu kịch tính (có lẽ chẳng quan trọng gì nhưng vẫn
xin nói, bộ phim Siêu nhân và Kinh Thánh được đúc từ cùng
một khuôn: Bé Siêu nhân và bé Moses đều được giải cứu
khỏi bàn tay tử thần, bị những bậc sinh thành ra mình thả
trôi trong một chiếc giỏ mây, hay phóng đi trên một con tàu
vũ trụ, sau đó được một gia đình ngoại lai nuôi dưỡng nhưng
luôn nhớ về nguồn cội của mình và dành cả cuộc đời đấu
tranh cho công lý). Lý thuyết bảy mẫu này thậm chí còn
đúng hơn nữa với các cuốn sách ăn kiêng. Chúng đều bắt
nguồn từ cùng một ý tưởng với một số biến hỗn độn.

3.

Béo phì nguy hiểm đến độ nào? Đối với tôi, đây là câu

hỏi gai góc nhất. Quan niệm thông thường sẽ cho rằng béo
phì giống như một đợt sóng lớn chỉ mới bắt đầu dâng lên ở
nước Mỹ, tạo ra một vũng lầy vô tận đủ các vấn đề kinh tế
và y tế. Tuy vậy, người ta ngày càng thấy rằng nỗi sợ béo
phì có thể là vấn đề lớn chẳng kém gì bản thân vấn đề béo
phì. Một trong những người ủng hộ quan điểm này là Eric
Oliver, một nhà khoa học chính trị tại đại học Chicago và là
tác giả của cuốn sách Fat politics: The real story behind
America’s obesity epidemic
(tạm dịch: Chính trị và béo phì:
Câu chuyện thật sự ẩn sau nạn béo phì của nước Mỹ). Oliver
cho rằng cuộc tranh luận về béo phì đầy những lời nói dối và
thông tin sai lệch. Cuốn sách dường như chỉ ra “nhiều bác sĩ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.