Nhưng có một điểm mà tôi nghĩ logic của Simmons sai là ông dường
như đang cho rằng vì một gallon xăng dầu có giá trị so với, chẳng hạn như,
một người kéo xe, nên nó cũng đắt như người kéo xe mà thôi. Trong những
thị trường cạnh tranh một cách hợp lý, giống như thị trường xăng dầu và có
lẽ là cả xe kéo, yếu tố quyết định giá là chi phí cung cấp hàng hóa đó chứ
không phải số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi ra. Đó là vì nguồn cung
hàng hóa này co giãn gần như hoàn hảo theo một khung thời gian hợp lý
nào đó. Nếu một mức giá nào đó mang lại lợi nhuận cực lớn, doanh nghiệp
sẽ chịu thiệt để cạnh tranh bằng cách giảm giá. Việc người tiêu dùng yêu
thích hàng hóa đó đến đâu chỉ xác định số lượng được tiêu thụ khi nguồn
cung cực kỳ hoàn hảo. Đó là lý do nước, oxy và ánh nắng − tất cả đều là
những hàng hóa cực kỳ giá trị − lại gần như miễn phí với người tiêu dùng:
chúng được cung cấp với giá rất rẻ hoặc hoàn toàn miễn phí. Và đó là lý do
chúng ta sử dụng nhiều xăng dầu chứ không phải nhiều xe kéo với mức giá
như vậy.
Nếu chi phí cung cấp dầu đột nhiên tăng vọt, thì khi đó giá dầu chắc
chắn sẽ tăng, nhưng đợt tăng này diễn ra chủ yếu trong ngắn hạn hơn là dài
hạn, bởi mọi người sẽ tìm cách chuyển sang các nguồn khác ngoài khí đốt
và dầu (khả năng cao nhất là xe kéo không phải là hình thức thay thế cơ
bản, chí ít là không phải ở Mỹ). Như vậy, việc chúng ta có nên quan tâm
đến chuyện sản lượng xăng dầu đạt đỉnh hay không rút lại còn: 1) chi phí
cung cấp dầu có tăng mạnh không; 2) nếu nó thật sự tăng, nó sẽ tăng bao
nhiêu và 3) nhu cầu co giãn như thế nào?
John Tierney đã thắng vụ cá cược của mình: mức giá trung bình năm
trong năm 2010 cho một thùng dầu là 80 đô-la; tức 71 đô-la nếu điều chỉnh
theo giá trị đồng tiền năm 2005. Đáng tiếc là Matthew Simmons đã qua đời
vào tháng 8 năm đó ở tuổi 77. “Các đồng nghiệp lo xử lý hậu sự cho ông đã
xem xét các con số,” Tierney viết, “và tuyên bố cần chuyển 5 nghìn đô-la
của ông Simmons cho tôi”.