BÉO PHÌ CÓ PHẢI LÀ CĂN BỆNH CHẾT NGƯỜI?
(SJD).
Ngày nay, những câu chuyện về béo phì cứ loạn hết cả lên đến độ khó có
thể tìm ra đâu là điều quan trọng trong vấn đề này. Để tiện cho việc theo
dõi, đôi khi tôi chia vấn đề béo phì thành ba câu hỏi:
1.
Tại sao tỷ lệ béo phì ở Mỹ lại tăng mạnh đến vậy? Rất
nhiều câu trả lời cho câu hỏi này đã được đưa ra, hầu hết đều
liên quan đến những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối
sống (và ở một mức độ nào đó là định nghĩa mới về béo
phì). Một bài viết thú vị của nhà kinh tế học Shin-Yi Chou,
Michael Grossman và Henry Saffer đã phân loại nhiều yếu
tố (bao gồm tỷ lệ nhà hàng bình quân trên đầu người, khẩu
phần bữa ăn, giá cả...) và kết luận (chẳng có gì bất ngờ) rằng
tình trạng béo phì tăng mạnh chủ yếu là do sự sẵn có khắp
nơi của những đồ ăn cực rẻ, cực ngon. Họ cũng thấy rằng
việc giảm hút thuốc trên diện rộng cũng giúp đẩy nhanh tỷ lệ
béo phì. Điều này có vẻ hợp lý, vì nicotine vừa là chất kích
thích (giúp đốt calori) vừa là chất ức chế cảm giác thèm ăn.
Tuy nhiên, Jonathan Gruber và Michael Frakes đã viết một
bài báo kêu gọi cần nghi ngờ liệu việc giảm hút thuốc có
thật sự dẫn đến tăng cân không.
2.
Làm sao những người bị béo phì có thể thôi bị béo phì?
Đây, tất nhiên, là câu hỏi giúp cả ngành ăn kiêng và tập tành
thể dục trị giá nhiều triệu đô-la đứng vững. Nếu nhìn lướt
qua 50 cuốn sách hàng đầu trên Amazon.com, bạn sẽ thấy
mọi người muốn giảm cân đến độ nào: trên đó, chúng ta sẽ
gặp Intuitive eating: A revolutionary program that works
(tạm dịch: Ăn bằng trực giác: Một chương trình ăn kiêng đổi