thôi). Bên này tình hình không yên, cho nên thủy trình được giữ bí mật cho
đến phút chót. Không rõ họ có ghé đâu không? Thật bực mình. Em mà ngờ
thế này, em về máy bay rồi. Song trót mua vé, biết làm sao?
Nếu không trục trặc, em sẽ được dịp mời anh chị đi coi cải lương một bữa
tại sài gòn rồi, uổng quá. Là nói gặp anh chị kìa chớ còn một mình thì em
không ham coi ngó gì hết, em về liền. Nhưng em có quà cho mọi người. Hy
vọng là thư sẽ đến kịp trước khi anh chị lên tàu. Đánh điện không thể nói
rõ, nên em phải viết. Vội vàng.
Em: Hồ Đình Bích”
Hai đứa lớn ngẩn người ra: cha mẹ chúng hố rồi. Trời ơi! Chỉ tại cái tàu
khốn kiếp. Yến nông nổi hơn anh, vỗ tay reo lên.
- Như vậy thì sướng quá: cậu sẽ về sớm, mình gặp cậu trước ba mẹ!
- Tao không thể vui, tội ba mẹ, vô Sài gòn tốn tiền, lại mất thì thì giờ...
- Ba mẹ có thể đi chơi, đi coi ciné hay coi hát…
- Dầu vậy đi nữa, sao vui bằng được gặp cậu ở bến tàu?
Đứa em út qua phút nông nổi đầu tiên, công nhận hai anh mình nói đúng.
Lai tỏ ra sốt sắng:
- Bây giờ ta phải làm cách nào tin cho ba mẹ hay liền. Ta đánh một cái điện
tín...
- Dễ nghe dữ! Đánh tới địa chỉ nào? Ba mẹ sẽ ở khách sạn, mà có biết
khách sạn nào đâu đê đánh điện? Mày thì lúc nào cũng...
Ba đứa lại nhìn nhau, bối rối. Đột nhiên, Yến cười nó với hai anh:
- Có lẽ tụi mình nên mừng là hơn. Dù sao thư cấp tốc này không đem tin
buồn như điện tín. Em không thương điện tín, cái thư cấp tốc dễ thương, nó
đem tin vui.
- Bây giờ chúng ta phải dọn dẹp nhà cửa cho phong quang, cậu có thể đến
bất cứ lúc nào trong ngày nay. Anh không muốn cậu thấy nhà cửa lộn
xộn…
Thế là bộ ba xăn tay áo làm việc: các vòi nước được mở ra. Phan dùng bột
náp chùi kỹ la va bô, thau giặt áo quần, bàn thức ăn, chậu rửa bát. Kế đó