ngơ trước hoàn cảnh cậu. Đi đâu Kiêu cũng một mình. Treo lơ lửng trong
đầu cậu những lời cay nghiệt mà người ta dặn dò con cái họ: “Đừng chơi
bời với con cái Lệ nhá, chơi với con nhà ấy là không ngoan. Bố nó ấy,
không rõ bị tội phạm ma túy bắn trả hay là bị diệt”.
Trận đòn nhừ tử, ê ẩm vãi máu khắp người dạy cậu phải mạnh mẽ lên,
không thể nhận mãi những lời đe nẹt, nhục mạ, thách thức. “Phải bảo vệ mẹ
và bà”, cậu nghĩ, “đứa nào dám xúc phạm mẹ, đứa ấy phải trả giá”, cậu hạ
quyết tâm.
Ngôi nhà nghèo nàn nhưng rất đỗi thân thương. Dù chỉ sống bằng rau
cháo và sự già nua của bà ngoại thì Kiêu vẫn thực sự yêu bà. Bởi đó là tất
cả những gì bà có. Bà dành cho cậu hoàn toàn trái tim mình, khi mẹ cậu đã
ở một nơi nào không thể biết nổi. Những năm tháng này, dù vất vả nhưng
bà vẫn cố cho cháu học. Bà bảo ít nhất là hết cấp III. Không biết chữ dễ bị
người ta bắt nạt. Một bà lão không biết chữ quanh năm chịu khổ chỉ có thể
nghĩ được như thế. Cũng như bà đây, người ta có chửi chữ cũng chả biết,
bảo gì nghe nấy, có phân biệt được gì ngoài chuyện nói thẳng tuột như ruột
ngựa. Biết thế, nhưng Kiêu chẳng thể yên mà theo lời dạy của bà “ngoan,
học cho giỏi, bà rất yêu cháu và mong cháu nên người”. Cậu luôn phải đấu
tranh với những người xung quanh, với lũ học sinh không tốt luôn muốn
xúc phạm cậu, cứa vào trái tim vốn đã có vết thương của cậu những lời
nhục mạ đến uất ức. Phải dùng đến những quả đấm và thái độ lì đòn.
Thường thì cậu không phải kẻ hiếu chiến, nhưng cậu muốn giữ bầu không
khí hòa bình thì những người xung quanh chẳng ai nhiệt tình muốn hưởng.
Cậu rất thích nhắc về bà của mình bằng những lời tốt đẹp, sự thiêng
liêng. Bởi quá yêu bà và những điều cậu nói thực sự chưa đáng kể gì với
tình cảm mà bà dành cho cậu. Nào là, tay bà vừa thô vừa mát, rất nhẹ
nhàng khi vuốt tóc cậu; bà nấu ăn ngon, dù chỉ là củ khoai lang nấu canh
lẫn rau muống; bà thuộc nhiều chuyện cổ xưa và trầm ấm kể dưới trăng…
Mỗi câu chuyện được tắm tâm hồn bà đều gắn với “bài học thực tiễn” mà