KHI YÊU CẦN NHIỀU DŨNG CẢM - Trang 97

“Chị bảo, gặp Pammi một lần nữa và xác định cho xong đi,” bác Shipra

gợi ý. “Dì đang nghĩ gì vậy?” bác hỏi sau một phút. “Dì có biết Pammi mua
điện thoại rồi không, cái loại mang theo khắp mọi nơi được ấy?”

“Điện thoại không dây ấy à…” mẹ tôi nói.

“Không phải điện thoại không dây, loại mới mà hai mươi nghìn rupi một

cái cơ. Dì có thể mang nó đi khắp Delhi được. Đưa chị lọ dưa chuột muối,”
bác Shipra nói. Bác ăn thật nhanh để bù lại khoảng thời gian đã mất cho
đoạn độc thoại.

Điện thoại di động đã được đưa vào Ấn Độ dạo gần đây. Một phút nói

chuyện có giá hơn một lít xăng. Khỏi phải nói, đó là thứ đồ chưng diện mới
nhất của người Punjab ở Dehli.

“Còn chuyện nhà văn nhà viếc là sao? Dolly nói cháu sẽ bỏ việc ở ngân

hàng để làm nhà văn.”

“Gì cơ?” mẹ tôi há hốc mồm.
“Vào một lúc nào đó, sau khi con đã dành dụm được ít tiền,” tôi nói và

cầm đĩa của mình lên bước vào bếp.

“Dì cứ dạy dỗ cho lắm vào, rồi nó thành ra thế này đây,” bà bác tôi nói.

“Em làm sao biết nó lại muốn thành nhà văn. Chuyện này bắt đầu từ khi

nào thế?” mẹ tôi quay sang hỏi khi tôi từ bếp trở vào.

“Hẳn là con bé Nam Ấn đó đã bảo thằng bé. Chúng nó thích sách vở mà,”

bác Shipra nói.

Tôi đấm tay xuống bàn. Những chân bàn rung lên. Có lẽ chúng tôi cần

thay nó thật.

“Chẳng ai bắt cháu làm nhà văn cả. Mà đó cũng không phải việc của bác,

bác Shipra.”

“Nhìn nó kìa, hẳn cái bọn sạm xịt đó đã dùng phép thuật đen của chúng,”

bác Shipra nói. “Ngu ngốc vừa thôi, Kavita, hãy nói với Pammi rằng nó sẽ
vẫn ở lại Citibank và làm ra rất nhiều tiền. Hãy để nó có cái giá của nó.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.