Nghe quan phân xử có tình có lý, mọi người đều vui vẻ tuân lời. Ba chàng
trai kết nghĩa trở thành anh em thân mật hơn ruột thịt. Còn chàng lặn giỏi
kết duyên cùng cô gái nọ. Lễ cưới cử hành rất linh đình, có cả hai chàng kia
cùng dự. [1]
KHẢO DỊ
Một truyện ở Hà Tĩnh nhan đề Tứ hải giai huynh đệ cũng cùng một nội
dung với truyện trên, nhưng đáng lý có ba chàng tới cầu hôn thì ở dị bản
này lại có thêm một chàng thứ tư có tài nhìn xa muôn dặm. Trong truyện
không có cuộc thử thách và việc đến lễ miếu thành hoàng, nhưng cũng có
tình tiết chim đại bàng tha cô gái quý, và phú ông - cha cô gái - nói với cả
bốn chàng: hễ ai cứu được con thì sẽ gả cho làm vợ. Anh chàng nhìn xa là
người đầu tiên nhìn thấy đại bàng mang cô gái bay giữa biển cả, bèn chỉ
cho chàng giỏi bắn đuổi theo bắn, và sự việc lần lượt xảy ra như truyện vừa
kể. Rốt cuộc, bốn anh chàng ở bốn phương trời trở thành anh em chí thân.
[2]
Các truyện trên khá phổ biến ở thế giới. Nhà cổ tích học Pháp nổi tiếng Cô-
xcanh (Cosquin) trước khi chết có viết dở dang một bài nghiên cứu về các
loại dị bản của một cốt truyện - mà ông gọi tên là Cô gái bị bắt được cứu
thoát và những nhân vật có tài lạ [3] - trong quá trình di chuyển giữa các
dân tộc khác nhau. Nói chung, so sánh các truyện lưu hành ở các dân tộc thì
đều có những nét tương đồng, nhưng mỗi nhóm dị bản thường có một kết