KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 1126

cục riêng, có nghĩa là cách xử lý cũng như cách đánh giá công lao của các
nhân vật có tài trong truyện, ở mỗi dân tộc cũng có những sắc thái riêng
biệt. Chúng tôi chỉ kể ra đây một số truyện:

Truyện của người Khơ-me (Khmer), của người Lào giống với truyện của ta
hơn cả, nhất là về kết cục:

Có bốn anh chàng hăm hở đến thành phố Tắc-xi-la để học nghề. Một người
học về thiên văn bói toán, một người học cách dùng vũ khí, một người học
bơi lặn, một người học nghề cứu chữa thiên hạ. Thành tài, họ trở về quê,
dọc đường nghỉ ở bãi biển. Sáng hôm sau, chàng học thiên văn cho biết có
công chúa con vua Pê-a-rê-an-xây bị chim đại bàng tha đi, sắp bay qua đây.
Cũng như truyện của ta, ba chàng kia lần lượt góp phần cứu công chúa, và
sau đó cả bốn đều tranh lấy nàng làm vợ. Quan không xử được, đưa lên Bồ-
tát, Bồ-tát xử cho người biết thiên văn là thầy của công chúa vì anh dạy cho
ba người kia hướng tìm người bị nạn; người bắn nỏ là cha vì anh có công
bảo vệ công chúa; người chữa sống lại là mẹ vì anh giành lại cho công chúa
cuộc sống; người nhảy xuống biển ôm công chúa vào lòng mới là chồng.
Nhưng lấy nhau rồi, hai vợ chồng phải ghi nhớ công ơn của những người
kia. [4]

Truyện của người Thái Lan là một câu đố do một hoàng tử đưa ra, trong đó
kể câu chuyện bốn người là bà-la-môn cứu một cô gái (đại thể cũng hơi
giống truyện trên). Sau đó hoàng tử đố: "Ai đáng lấy cô gái hơn cả?".

Một người bạn của công chúa ứng vào ống nhổ trả lời: - "Lấy người chữa
cho cô gái sống lại". Công chúa đá cái ống nhổ một đá và cãi lại rằng: -
"Lấy người lặn vì nó ôm cô gái vào tay".

Một truyện của người Bê-lút-sít-xtăng (Baloutchítan) (dân tộc ở phía Đông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.