I-răng (Iran)) cũng có kết thúc tương tự với các truyện trên, tức là giống ở
quan niệm đạo đức của người phân xử:
Có ba chàng trai trẻ (không phải hoàng tử) mồ côi cha ở với cậu, người cậu
đặt điều kiện cho họ nếu ai đi chơi xa tìm được vật quý và lạ thì sẽ gả con
gái cho. Ba vật quý mà ba người mua được là: một vật hình quả cầu có thể
tiết ra nước, nước ấy có thể làm cho người chết sống lại, một cái giường
biết bay và một cái gương có thể nhìn xa hàng vạn dặm. Trên đường về,
chàng trai làm chủ cái gương chợt nhìn thấy con gái của cậu đã chết, lúc ấy
người ta đang khâm liệm để chôn. Anh vội báo tin cho hai người kia biết và
nhờ có hai vật quý còn lại, họ trở về kịp thời, cứu cô gái sống lại.
Người cậu bối rối không biết gả con cho ai, bèn đưa việc lên vua để vua
phân xử. Vua phán: - "Chiếu theo luật, ta xử cho người nào thấy cô gái khi
người ta đang khâm liệm nàng, được lấy nàng làm vợ, vì hắn đã thấy nàng
trong khi người ta rửa ráy thi hài. Nếu không lấy hắn làm chồng, nàng sẽ
rất xấu hổ mỗi lúc gặp hắn".
Các truyện dưới đây thì cô gái hoặc không kết hôn, hoặc kết hôn với một
trong những người cứu mình, nhưng không xuất phát từ quan niệm đạo đức
như trên.
Truyện của người Đức do anh em Grim (Grimm) sưu tập:
Có bốn anh em một nhà nghèo kia từ giã cha, mỗi người đi một phương
học nghề. Người con đầu gặp một người ăn trộm thiện nghệ và nghe lời
hắn, theo học nghề ấy. Sau ba năm hắn trở nên trộm giỏi, đến nỗi muốn lấy
của ai chỉ trong nháy mắt là lấy được ngay, mà kẻ bị mất vẫn không biết gì.
Người em thứ hai học nhìn xa với một thầy khác và sau ba năm thành tài,
được thầy cho một cái ống nhòm, có thể nhìn thấy mọi vật ở ngoài vạn