Quan có đủ chứng cớ để kết thúc vụ án [3] .
Người It-xra-en (Israel) có truyện Ba anh em và thây người bố:
Một người bố chết đi, để lại một con đẻ và hai con nuôi, trước khi chết trối
trăng lại gia tài cho con đẻ. Vì không một ai nhận ra người nào là con đẻ,
người nào là con nuôi, cho nên ba anh em tranh nhau đòi kiện lên quan, ai
cũng tự cho mình là con đẻ. Quan cho treo thây người bố lên và giao cho
mỗi người một mũi tên, bảo ai bắn đúng chỗ phạm nhất thì được. Người
thứ nhất bắn vào giữa trán, người thứ hai bắn vào giữa tim, chỉ có người
thứ ba khóc, không bắn. Quan có lý do để nhận ra người nào là con đẻ [4] .
Về tình tiết xem hạt thóc nảy mầm, cổ tích thế giới cũng có những dị bản
tương tự:
1. Vua Xa-lô-mông và kẻ trộm ngỗng. Một người đến thưa với vua Xa-lô-
mông rằng y bị kẻ trộm bắt mất ngỗng, y đoán kẻ đó cũng chỉ là chỗ xóm
giềng.
Vua cho gọi những người láng giềng của hắn đến thánh đường cầu nguyện.
Giữa buổi lễ, vua nói: - "Một trong bọn chúng mày có đứa đã bắt trộm
ngỗng, vì nay vào đây ta thấy còn có cái lông ngỗng trên đầu". Tự dưng có
một người sờ tay lên đầu, vua nói to: "Bắt tên kia, chính nó ăn trộm
ngỗng".
Tên trộm nhận tội.
2. Truyện Thổ-nhĩ-kỳ (Turquie): Một vụ trộm xảy ra ở một cửa hàng nọ,
tên trộm chui qua lỗ tường còn có dấu vết. Vua Ít-ma-in hội dân làng lại