loại hình cổ tích. Đọc xong một sự tích của ta, bạn đọc lại bị lôi cuốn vào
hàng loạt sự tích cùng loại của thế giới (chẳng hạn ở truyện Sự tích con khỉ
(tập I), phần Khảo dị tác giả kể thêm 25 dị bản; ở truyện Nói dối như Cuội
có thêm 24 dị bản; truyện Ba chàng thiện nghệ (tập III) có thêm 30 dị
bản...). Rất ít truyện không có Khảo dị. Nếu đổ đồnghơn bù kém cứ sau
một truyện chính lại gợi thêm chừng 10 dị bản, thì số lượng truyện cổ đến
trong cả ba tập - với những hình thức và chi tiết khác nhau - phải tính đến
con số ngàn.
Kho tàng này còn đáng quý ở chỗ bao gồm được những truyện đã được thời
gian sàng lọc - tất nhiên được tác giả kỳ công tìm tòi, tuyển chọn và kể lại -
để có giá trị tiêu biểu bậc nhất cho truyện cổ tích Việt-nam. Vì thế, có thể
nói, Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam của Nguyễn Đổng Chi đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong công tác sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu truyện
cổ tích Việt-nam; nó đạt được những thành tựu vững chắc hơn không ít các
tập truyện cổ tích đã xuất bản từ trước đến nay, về cả hai mặt số lượng và
chất lượng.
Về mặt ngôn ngữ truyện kể, tác giả đã cố gắng để không rơi vào hai xu
hướng lệch lạc khá phổ biến xưa nay là tiểu thuyết hóa hoặc đơn giản hóa
truyện cổ tích. Nhiều truyện kể hấp dẫn, làm nổi bật chủ đề, sự việc diễn
biến dồn dập, lôi cuốn, như Sự tích chim tu hú, Gốc tích tiếng kêu của Vạc,
Cộc, Dủ dỉ, Đa đa và Chuột, Sự tích đầm Mực... (tập I). Của Thiên trả Địa,
Chàng Lía...(tập II), Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ, Ba Vành...
(tập III), vân vân... Tác giả đã dụng công kết cấu từng truyện đúng như cái
cốt ban đầu của chúng, để cho mỗi truyện lôi cuốn người đọc theo sự kết
hợp mô-típ và chủ đề riêng của nó, tránh dàn đều xóa nhòa sự dị biệt, đặc
thù nếu có, lại càng tránh xu hướng hiện đại hóa lộ liễu. Người đọc không
hề phải khó chịu vì đọc những đoạn văn tả cảnh, tả tình dài dòng như ở một
số tập truyện cổ tích khác. Lời văn kể chuyện trong cả ba tập nói chung
giản dị, dễ hiểu, đôi chỗ dí dỏm, vui tươi. Có thể nói, ở đây, tác giả đã cố
gắng sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của người bình dân và cách diễn đạt dân
gian mà vẫn không làm cho các truyện rơi vào thô thiển. Cái khó của