truyện kể là xác định cho đúng chủ đề tư tưởng ban đầu của câu chuyện cổ,
rồi kể làm sao cho nổi, cho sáng chủ đề tư tưởng đó một cách nghệ thuật,
hợp với luận lý. Ở truyện Sự tích đầm Mực, qua lời trao đổi của Chu An
với hai anh học trò là con vua Thủy: - "Các con cố thứ nghĩ xem có thể lấy
nước ở đâu được không? Không cứu được nhiều thì ta hẵng tạm cứu ít
vậy!" - "Dạ, oai trời rất nghiêm nhưng là thầy thì rất trọng. Chúng con xin
vâng lời thầy", tác giả đã cho ta thấy đạo đức của ông thầy và tình nghĩa
thầy trò sâu nặng. Người ta thường gọi lối kể này là "khéo léo phục chủ đề
qua sự việc".
Tuy vậy, ở một số truyện, rải rác vẫn còn đôi chỗ dùng từ cầu kỳ hoặc chen
vào một đôi lời bàn không cần thiết, như. "Ngày xưa, có một vị hòa thượng
trẻ tuổi nổi tiếng chân tu. Mọi "thị dục" của bản thân, hòa thượng đều kiên
quyết cắt đứt, chỉ một lòng chuyên chú vào lẽ hư vô của đạo Thiền", hoặc
"Thế là chuyến đó Phật bà Quan âm không được hài lòng. Giận vị hòa
thượng đã thiếu kiên trì trước sức cám dỗ của thị dục"... (Sự tích con nhái,
tập I, sách đã dẫn, tr.119-121). Chữ "thị dục" tuy có giữ lại được màu sắc
cổ kính của từ ngữ, nhưng nên chăng đổi sang một chữ khác cho bình dị
hơn?
Ở một vài truyện, ngôn ngữ đối thoại có lẽ còn phảng phất ảnh hưởng của
những văn bản thuộc loại hình khác, không phù hợp lắm với lối kể dân
gian. Ví dụ trong truyện Vợ ba Cai Vàng, khi Cai Vàng mời ba vợ đến họp
bàn, tác giả kể lại cuộc đối thoại giữa họ với nhau:
"Ông nói. - "Tôi nay không khác gì cưỡi trên lưng hổ, sớm muộn bọn
chúng cũng chẳng để yên cho nào. Vậy tôi muốn một phen chọc trời khuấy
nước, diệt cho hết lũ tham tàn để vẫy vùng riêng một cõi. Ba nàng nghĩ
sao?". Người vợ cả thưa rằng. - "Châu chấu chống xe làm sao được! Chàng
đừng nghĩ dại dột! Cái vạ diệt tộc hãy còn rình sau lưng đấy! Mong chàng
nghĩ lại thôi. Nếu chàng dấy quân, thiếp đành xin trở về nuôi mẹ. Một mai
nhỡ có việc gì, thiếp xin phụng dưỡng mẹ già thay chàng".