sau đó xác bị làm mắm gửi về cho mẹ nó. Ăn gần hết thấy đầu lâu con, mụ
ngã lăn ra chết [17] .
Tóm lại, các truyện của Tày, Thái Ý Ưởi Ý Noọng, Ý Ưởi Ý Ôi, Ý Đớn Ý
Đăm cũng giống với Ò Pên Ò Kin, Nàng Khao Nàng Đăm đều cùng chung
một cốt truỵên và chi tiết đặc thù nổi bật trong đó, so với loại hình Tấm
Cám nói chung, là sự có mặt của một bà mẹ hổ.
5. Ở truyện của người Mèo, Gầu Nà (gái côi) và nhiều truyện khác thì mẹ
nhân vật lại là bò.
Mẹ Gầu Nà vì gia đình thiếu bò bèn hóa ra bò cho chồng cày ruộng. Hàng
ngày ra đồng, bò hóa thành người, giúp đỡ con xe lanh, bắt chấy, tối lại hóa
thành bò trở về nhà. Cho đến khi người bố lấy vợ kế, vợ kế ghét Gầu Nà vì
nàng đẹp hơn và se lanh giỏi hơn con riêng của mình là Gầu Rềnh. Một
hôm dì hỏi vì sao se lanh nhiều và đẹp. Gầu Nà cũng đáp như Côi trong
truyện của người Thổ và Tua Gia trong truyện của người Tày: - "Bò đái thì
uống, bò ỉa thì ăn, tự nhiên lanh se hết". Nhưng Gầu Rềnh nuốt hết cứt đái
bò đến hết nửa mà lanh vẫn se không nên, bèn thọc tay vào đít bò, liền bị
bò lôi đi khắp nơi đau không tả xiết. Thấy thế, dì lôi Gầu Nà ra đánh, rồi
giả ốm lấy lời thần bảo chồng phải giết con bò cúng thần mới lành. Thế là
mẹ Gầu Nà bị giết.
Một hôm ngày hội, mẹ con Gầu Rềnh trước khi đi dự bắt Gầu Nà phải ngồi
nhặt riêng đậu với gạo, xong mới được đi. Đang nhặt, nàng bỗng nghe tiếng
gọi, một cái gói xuất hiện ở máng cỏ có đủ áo quần trang sức và giày.
Chàng trai Nù Náng mấy lần gặp Gầu Nà nhưng lại mất hút. Lần thứ ba,
chàng rắc tro, Gầu Nà chạy vội rơi mất giày, Nù Náng nhặt được đem thử
chân mọi người không vừa, mãi đến Gầu Nà mới vừa, bèn xin lấy làm vợ.
Nhưng dì ghẻ lại tìm cách gièm pha (ví dụ lấy vừng rang nói Gầu Nà nhiều