KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2304

tác giả dân gian mà là nguyện vọng chung của dân tộc nhằm duy trì một thế
ứng xử lấy an cư lạc nghiệp làm quốc sách, "một sự nhịn là chín sự lành".

Thảng hoặc nếu có lúc nào cuộc đấu tranh chính - tà diễn ra một cách
không cân nhắc, không lấy sự thể tất nhân tình làm lõi cốt, do đó mà vô
tình hay cố ý vượt quá "độ" cho phép, thì kết thúc truyện dường như lại có
một đôi tình tiết phát sinh, có ý nghĩa răn đe trở lại đối với những hậu quả
do sự mù quáng của chính cái thiện gây ra. Chẳng hạn truyện Từ Đạo Hạnh
hay sự tích thánh Láng
(số 120), truyện Giáp Hải (số 149)... Trong truyện
Giáp Hải, nhân vật Giáp Hải vốn là một hình ảnh chính diện tiêu biểu,
nhưng chỉ vì một lần phụ trách chấm thi ra đề quá hiểm hóc, bị thí sinh làm
reo, ông phải đối phó bằng cách giết chết kẻ cầm đầu mới dẹp yên được,
thế là dù cách xử sự của ông chỉ là bất đắc dĩ, ông cũng phải chịu ngay "quả
báo": người con ông đang khỏe mạnh tự nhiên lăn ra chết; cố nhờ đạo sĩ
làm phép cho được gặp con thì con lờ đi như không quen biết, chỉ bảo với
bạn: "Trước kia tôi có trọ nhà ông ta hai chục năm, nhưng vì ông ta giết oan
mất một người học trò nên tôi không ở nữa". Có thể thấy đây là loại đề tài
mà quan hệ chính - tà không diễn ra một chiều đơn giản, mà diễn ta theo
quan hệ kép, vừa thuận chiều, lại vừa có nghịch chiều (Xem hình vẽ: Dạng
kết cấu IV
). Về mặt tư tưởng nó càng góp phần soi tỏ tâm lý hướng thiện
thấu đáo của dân tộc.

Tóm lại, cuộc sống được phản ánh trong truyện cổ tích chúng ta là cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.