KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2302

chuyện trong tư cách một "con ma", mà tiền kiếp là một tên cướp bị xử
trảm, nhân vật chính của truyện có vẻ rất khó giữ được nhân tính. Hơn thế
nữa, cái việc y báo thù cho mình lại có lý do chính đáng, lẽ thường ai cũng
thông cảm, vì kẻ thù của y đã từng nuốt trôi lời hứa, để y vừa mất tiền vừa
phải chịu tội tử hình. Ấy thế nhưng chỉ mới sau một lần trả thù, lương tri
của nhân vật đã kịp thời được đánh thức. Ở phần kết thúc, khi "con ma" tự
phân bua với bạn: "Làm cho con nó điên khùng một dạo như thế là đủ"
nhằm giải thích việc nó từ bỏ sự trả thù vô nghĩa, thì vô hình trong đằng
sau bóng dáng "phi nhân" của nhân vật cũng đã lấp lánh một phẩm chất
người.


anh 3


Với tâm lý thể tất nhân tình truyền thống trong nhiều mối quan hệ ứng xử
(trong họ, ngoài làng, và giữa "bàn dân thiên hạ" cả nước) tác giả dân gian
còn tìm ra nhiều hình thức phát triển của kết cấu chính - tà rất đặc sắc,
nhằm đề cao lòngnhân ái của cả cộng đồng. Chẳng hạn, khi cái ác đã có
chiều hướng chuyển hóa, truyện cổ tích bao giờ cũng đẩy cho sự chuyển
hóa đó nhanh hơn, và đền đáp cho sự tự nguyện chuyển hóa này những
phần thưởng đích đáng, nhiều khi vượt quá mức bình thường. Trong truyện
Sự tích sông Nhà-bè hay là truyện Thủ Huồn (số 30), nhân vật chính là
người từnggây ra bao nhiêu tang tóc, làm "táng gia bại sản" không biết bao
nhiêu người. Nếu cứ đúng tội gia hình thì dù hối lỗi đến đâu y cũng không
làm sao có thể toàn mạng. Thế nhưng khi y đã ý thức được sự nghiêm trọng
của tội lỗi và quyết tâm rửa bằng sạch, tác giả lập tức cho y được đền bù ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.