KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2305

sống đã bớt tàn nhẫn và thô bạo. Nó trở nên hiền hòa, êm dịu hơn. Tất
nhiên, cuộc sống đó đã thông qua sự kết tinh của nghệ thuật. Nhưng nếu
bảo nghệ thuật là sự tô chuốt lại sự thật, làm dịu hóa sự thật thì ở đây phải
có sự can thiệp của tâm lý, tính cách dân tộc. Tình cảm tự nhiên, tinh thần
lạc quan, lý tưởng nhân đạo sẽ kết hợp nhuần nhuyễn với chủ đề, với phong
cách, và biểu hiện ra một cách tổng hợp thành cảm quan thẩm mỹ của quần
chúng. Kết thúc có hậu của dân gian cũng đáng được kể đến ở đây. Biến
hóa thần diệu thay cho chết chóc trong Sự tích trầu, cau và vôi (số 2) và Sự
tích chim hít cô
(số 5) chẳng hạn, sẽ khiến cho cốt truyện giảm tính chất bi
thảm, gây niềm bồi hồi nhẹ nhàng của người nghe kể, đó cũng lại là truyền
thống nghệ thuật mang đậm bản sắc Việt-nam.

[1]

Tức là Những truyền thuyết về Hầu thượng Ngật (Nguyễn Văn Giai)

trong sách Văn học dân gian sưu tầm ở xã Ích-hậu (một thể nghiệm bước
đầu về sưu tầm phôn-clo (folklore) khoanh vùng hẹp, chưa xuất bản).

[2]

Chẳng hạn như truyện Ông tổ họ Hoàng giúp làng Thượng-nguyên, đã

có thuật sơ lược trong Khảo dị truyện số 25, tập I.

[3]

Tức giếng Tran, hay giếng Sao-sa, đã có kể sơ lược trong Khảo dị

truyện số 126, tập IV.

[4]

Trong những mối quan hệ gần của sinh hoạt nông thôn thì ngày nay

chim vàng anh (Ioriot) đã trở nên hiếm, nhưng xưa kia đó là loại chim rất
sẵn, và được coi là chim quý, vì có bộ lông vàng rất đẹp.

[5]

Trong lần in thứ nhất, chúng tôi quan niệm Tấm Cám là loại truyện

mang đề tài dì ghẻ con chồng, nhưng xem xét lại có lẻ đây là đề tài cổ hơn
nhiều, là tàn tích của một chế độ “tất cả chị em gái cùng lấy chung chồng”
(Ăng-ghen (Engels) trích dẫn phát hiện của Ba-cô-phen (Bachofen) về hình
thức chế độ quân hôn Bắc Mỹ, trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.