KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2444

Nguyễn Đổng Chi kết luận: "Cuộc sống trở lại bắt chước cổ tích hay là sức
mạnh của nghệ thuật dân gian đã kích thích sự sáng tạo trong tâm lý quần
chúng một lần thứ hai, để tiếp nhận và cải biên nghệ thuật cổ tích, làm giàu
thêm cho các hình thức của đời sống" (tr. 2449-2450).

Đặc biệt Nguyễn Đổng Chi còn dành cả một chương cuối để đối chiếu tỷ
mỷ về típ và mô-típ giữa truyện cổ tích Việt-nam và các "kho truyện" mà
nó từng chịu ảnh hưởng sâu nặng: truyện cổ tích Trung-quốc, truyện cổ tích
Ấn-độ, truyện cổ tích các dân tộc anh em. Từ những sơ đồ mà truyện cổ
tích Việt-nam tiếp thu, ông đi đến xác định những sơ đồ đồng dạng đã
thông qua hoán cải và tiến đến chỗ khu biệt được những dạng sơ đồ hoàn
toàn bản địa. Đây là một thao tác vất vả, công phu nhưng hết sức lý thú,
mặc dầu ở Nguyễn Đổng Chi đấy vẫn chỉ là những bước đi đầu. Nó hứa
hẹn một triển vọng tốt đẹp là vạch ra được một cách tương đối hợp lý con
đường vận động tự thân của cổ tích dân tọc, trên thực tế lâu nay vẫn còn bị
chìm khuất giữa bức tranh lịch sử phức hợp với những quan hệ giao thoa,
chồng chéo khó lòng bóc tách của loại hình cổ tích ở khu vực Đông-dương
và Đông nam Á mà lực đẩy cũng như lực hút quan trọng vẫn là hai dòng
truyện Trung-hoa và nhất là Ấn-độ.

*
* *

Vấn đề cổ tích Việt Nam là vấn đề lớn. Tiếp thu những gì mà Nguyễn Đổng
Chi gợi ra hay gửi gắm trong bộ sách còn là câu chuyện lâu dài cho các thế
hệ cổ tích học sau này. Điều có thể nhấn mạnh ở đây, như một bài học kinh
nghiệm của Nguyễn Đổng Chi, là ông rất trường vốn, cái vốn thật sự về
phương Đông và phương Tây, vốn Hán học và sử học, và cả vốn trí thức
thực tiễn, trong khi lý giải, trình bày văn hóa dân tộc. Từ cái vốn ấy mới có
thể nói đến một sự thấm nhuần tính cách dân tộc, đặc trưng dân gian trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.