KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2442

và giúp người đọc hiểu rõ các tầng bậc ý nghĩa khác nhau của chúng: vua,
thánh, cha, trạng... (tr. 2486-2488). Hoặc giả, đối với những truyện cổ tích
cá biệt như Mỵ Châu - Trọng Thủy, Trương Chi... nhà cổ tích học đã chú ý
tìm tòi những hướng tiếp cận mềm dẻo, thấu đáo để tìm ra trong mỗi truyện
nhiều lớp nghĩa khác nhau. "Có lớp nghĩa quá hướng về bài học cảnh giác,
đúng hơn là một kinh nghiệm xử thế đòi hỏi không bao giờ được sống hời
hợt: đắp thành kiên cố để ngăn chặn giặc, có ngờ đâu giặc lại lọt vào tận
lòng ruột của mình; tìm đường chạy trốn giặc có ngờ đâu giặc ở ngay sát
sau lưng; đời cha dốc bao nhiêu xương máu xây dựng cơ đồ thế mà chỉ một
sớm một chiều vì nhẹ dạ, đời con lại làm cho tan nát... Nhưng cũng không
thể bỏ qua một lớp nghĩa thứ hai, không kém quan trọng hướng về mối tình
Mỵ Châu - Trọng Thủy: tình yêu chân thành, ngây thơ và trong trắng nhiều
khi lại là nạn nhân của mọi tranh đoạt tàn khốc, nhưng chỉ kẻ nào mưu đồ
tranh đoạt mới là tội lỗi, còn tình yêu không vụ lợi thì bao giờ cũng được
đền bù. Đó là cách nhìn độ lượng của dân gian đối với tấn bi kịch Mỵ
Châu. Nước giếng Trọng Thủy làm sáng ngọc trai cũng là một biểu tượng
nghệ thuật hoàn hảo mà chỉ riêng quan điểm "xã tắc" của nhà Nho không
thôi không thể sáng tạo nên được" (tr. 2461-2462). Với truyện Trương Chi
cũng vậy, "Tác giả kết thúc bản tình ca tự sự bằng một mô-típ đã trở thành
tượng trưng mỗi khi muốn tô đậm sư u uất tuyệt vọng (trái tim kết thành
một khối đỏ như son, trong như thủy tinh). Nhưng ở đây, tính chất khép của
mô-típ đã bất ngờ bị phá vỡ, bởi có thêm một mối tình tiết cuối: những giọt
nước mắt của Mỵ Nương nhỏ xuống làm tan vỡ cái khối đỏ được tiện thành
chén trà. Đấy phải chăng vẫn là bước tiếp nối của nghệ thuật tượng trưng
phương Đông, như một hình ảnh có hậu, ám chỉ sự u uất của mối tình vô
vọng đã được "hóa giải"? Hay là một dự cảm còn đi xa hơn: mọi khát vọng
yêu đương muốn vượt qua bức thành đẳng cấp chung quy đều khó thành?"
(tr. 2515). Người đọc cảm thấy được bên trong cái nhìn tinh tường, thấu
suốt, còn có cả tình cảm nhân ái, công bằng. Về mặt phương pháp, ông
dường như muốn lưu ý bạn đọc rằng chớ nên vì yêu cầu thời thượng mà
gán cho truyện dân gian những cách nghĩ máy móc, vì truyện dân gian là sự
kết tinh của những cảm xúc nghệ thuật hồn nhiên, "sự giãi bày tâm trạng và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.