Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn-kiếm.
KHẢO DỊ
Người Thượng ở Tây-nguyên truyền khả nhiều về gươm thần. Tựu trung có
bốn truyện có phần nào giống với truyện trên.
1. Trong một chuyến đi chơi xa, Po-thê bị bão đắm thuyền, may giạt vào
một hòn đảo khỏi chết. Trên đảo có một cây sung (ha-ra), thường vẫn có
một đàn lợn từ biển xa đến ăn quả rụng. Đàn lợn đi trên mặt biển dễ dàng
nhờ có một viên đá thần (a-tao) do con lợn chúa đàn ngậm ở mồm. Nhờ có
Pơ-tao O-la (vua Lười) mách cho việc đó. Pô-thê tìm cách chiếm lấy viên
đá thần, khi con lợn chúa đàn đặt đá xuống gốc cây để ăn, Được đá thần,
Pô-thê trở về đất liền gặp một chàng trai có quả cây thần (pô-quy) có thể
làm ra mưa gió. Sau đó lại gặp một người khác có sợi dây (tơ-lây ca-a-san)
gọi thì nó trói người và một cái gậy (a-cai-tha) gọi thì nó đánh người. Lại
gặp một người khác có hòn đá (pôn-rô-tan pôn-rơ-lo) có thể hóa thành ngàn
quân và một cái roi mây (a-tơ-rê-nông) có thể làm cho trời đất mù mịt tối
tăm. Pô-thê bèn kết thân với người ấy.
Sau đó, họ đến bờ một con sông lớn. Ở đây có đủ mặt vua các dân tộc như :
Chàm, Khơ-me (Khmer), Việt-nam, Lào, Ê-đê, Ja-rai (Djarai).v.v... Họ
đang bận lặn xuống nước để mò một thanh gươm thần. Gươm ấy từ trên
trời rơi xuống, đến đâu sáng chói khắp cả bầu trời tới đó. Lúc ấy tuy gươm