kịp". U-ô-rô chỉ còn biết chạy vội về nhà dắt vợ con cứ nhắm hướng Đông
mà chạy miết. Khi anh vừa đi khỏi thì trời giáng mưa như trút, liên miên
không ngớt. Nước dâng lên rất cao, khắp miền ngập lụt. Mọi người đều
chết hết, nhà cửa súc vật trôi nổi chả còn một tý gì. Sau khi ngớt cơn mưa
lụt, đất ầm ầm chuyển động rồi nổi lên một quả núi lớn. Người ta gọi núi ấy
là núi thần Ni-ê-nô-cu-ê. Từ xưa đến nay không ai dám lên núi, cũng không
ai dám đưa đường cho người nào lên núi cả.
Cũng nên kể thêm dưới đây một vài truyện cắt nghĩa nguồn gốc thần bí của
những cái hồ, nhưng với những tình tiết khác nhau và khác các truyện trên.
Hai truyện của châu Phi:
Sự tích hồ I-kim-ba của người Hay-a giải thích nguyên nhân sinh ra hồ là
do thần Nước trừng phạt sự tò mò của phụ nữ. Ngày xưa có một người đàn
bà nổi tiếng hào hiệp vì bất cứ khách nào đến chơi cũng được bà đãi ăn cá
ngon. Cá ấy do thần Nước cho tại một cái giếng sau nhà, muốn bao nhiêu
cũng có, nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật. Một hôm bà đi vắng, con dâu bà
vì thiếu thức ăn đãi khách nên lục lọi chỗ giếng bà mẹ chồng thường cấm
đoán. Thấy tiết lộ thiêncơ, thần Nước bèn cho nước giếng thần phun lên
thành một vòi nước khổng lồ cuốn phăng người, vật. v.v... thành hồ ngày
nay [6] .
Sự tích hồ Ki-vu của người Công
-gô (Congo) giải thích nguyên nhân sinh ra hồ là do thần trừng phạt người
đàn bà không giữ bí mật. Nguyên vùng ấy không có bò đực, thần bèn ban
ơn riêng cho hai vợ chồng nhà nọ bằng cách đêm đến cho bò thần xuất hiện
truyền giống cho bò cái của họ để tăng đàn gia súc, nhưng phải tuyệt đối
giữ kín. Một hôm chồng đi vắng, vợ ở nhà tiết lộ bí mật với nhân tình. Thế