KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 43

nhỏ, Nguyễn Đổng Chi chỉ có thể hội họp số ít bạn bè quen biết công tác ở
gần, để nghe đọc và bình phẩm cuốn truyện của ông . Trong cuộc họp ở cái
thị trấn Sa-nam nhỏ nhắn này vào cuối năm 1949, có cả một thầy giáo dạy
văn trường cấp II Tân Dân trong huyện. Chúng tôi đã bàn cãi rất nhiều về
thể loại của cuốn sách: không biết nên gọi nó là "truyện" hay "ký", bởi vì
hồi ấy chúng tôi cứ nghĩ muốn gọi được là "truyện" thì phải có một cốt
truyện hư cấu với nhiều tình tiết phong phú và giằng nối chặt chẽ với nhau,
với những nhân vật có vận mệnh gắn liền với diễn biến của cái cốt kể trên.
Tiếp thu ý kiến của anh em, Nguyễn Đổng Chi đã sửa lại chút ít - và vào
năm 1957, khi sách được Hội nhà văn Việt-nam xuất bản, như để thuyết
minh thêm tính cách đặc thù của tác phẩm, tác giả đã ghi một dòng phụ đề
ở dưới tên sách: Ký sự kháng chiến Thủ đô. Nhưng giờ đây, đọc lại Gặp lại
một người bạn nhỏ mới ngày càng nhận rõ hơn những ý kiến đơn giản hồi
đó của chúng tôi. Quả là trong các thể loại tiểu thuyết khác nhau, có loại
tiểu thuyết với những cốt truyện hấp dẫn, màu mè, bắt người ta phải tập
trung sự chú ý vào đấy. Nhưng cũng có loại tiểu thuyết mà cốt truyện chỉ là
yếu tố phụ - mà sự có mặt của từng mảng sống xù xì đưa vào tác phẩm mới
làm nên sức mạnh chủ yếu của nó. Viết về đề tài Hà-nội kháng chiến trong
một khoảng thời gian rất ngắn và diễn ra mãnh liệt như trong những ngày
cuối năm 1946 đầu năm 1947 ấy, Nguyễn Đổng Chi đã biết chọn một thể
loại thích hợp cho việc khai thác đề tài, cũng phù hợp với bút pháp của
mình. Ông đã dùng thể truyện - ký, nhằm giữ được đến mức tối đa chất liệu
thực vô cùng quý của mảng sống mà ông từng chứng kiến, nắm bắt. Ông
không muốn uốn nắn, đẽo gọt, làm mất đi cái hồn của nó là bản sắc lịch sử.
Bản sắc lịch sử ấy hiện ra từ trong dáng dấp, ngôn ngữ, hành vi của nhân
vật, từ không khí của toàn câu chuyện được tạo nên bởi nhiều chi tiết có
thực mà tác giả dựng lại, và cả từ phong cách ngôn ngữ của người dẫn
truyện - cũng là ngôi thứ nhất trong truyện - nó khiến người ta liên tưởng
tới ngôn ngữ kể chuyện tưng tửng" mà rất giàu suy nghĩ của Rơmac
(Remaque) trong Phía Tây không có gì lạ. Và tất cả những yếu tố đáng kể
ấy, hợp lại, đã giúp người viết tạo thành một bức tranh chính xác, như được
đẽo bằng những nhát rìu sắc mà thô, về hình ảnh của một Hà-nội anh hùng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.