chuyện của bọn chúng lại trong phạm vi đình làng. Ông dựng chân dung
của chúng một cách đa diện, từ việc bóp nặn dân đen, việc cho vợ con
khoác áo rách rưới, đội tên những người dân trong sổ đinh của làng để đi
lĩnh chẩn... cho đến những việc tranh nhau một hộp thuốc lá cũ, chiếc bít-
tất thủng... khi đến tiễn quan Tây rời hạt mình đi nhậm chức nơi khác" và
đứng ngoài cửa sổ tình cờ thấy quan vứt ra. Chỗ đặc sắc là tập phóng sự
của Nguyễn Đổng Chi hầu hết đều là chuyện "người thật việc thật" ở trong
vùng Nghệ - Tĩnh. Đây cũng vẫn là chỗ, theo tôi, làm nên cái sở trường, cái
đặc điểm của phong cách sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Đổng Chi: ông
không lìa xa những mẫu người có thật mà mình đã gặp, mà chỉ làm cho
chúng nổi đậm hẳn lên, bằng vào khả năng tạo dựng của mình. Chương
sách cuối là một tấn bi kịch đẫm máu: một người nông dân ở Vạn-phần
(Diễn-châu) bị áp bức đến quẫn kế, đã phải làm cái việc phản ứng tự phát
và liều lĩnh, "mạng đổi mạng" với một tên Chánh tổng, gần giống như
truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao viết mấy năm sau. Việc in tập sách
này đã làm cho tác giả bị mật thám Hà-tĩnh gọi vào chất vấn, làm phiền
nhiễu không chỉ một hai lần. Không những mật thám đe dọa, làm phiền, mà
ngay cả một số địa chủ, hào lý ở Hà-tĩnh cũng khó chịu với ông, kể cả
những người bà con thân thích, vì Nguyễn Đổng Chi đã đưa chuyện của họ
công khai lên mặt giấy mà không... "xin phép". Nguyễn Đổng Chi có kể
cho chúng tôi nghe, bản thân ông cũng không giữ được một bản in nào cả.
May sao, ngày mới chân ướt chân ráo trở lại Hà-nội cuối năm 1954 để công
tác ở Ban nghiên cứu Văn sử địa, còn ở nhờ nhà một người bạn công nhân
trong một túp lều tranh ở xóm Thanh-nhàn (ô Đống-mác) một lần Trưởng
ban Trần Huy Liệu mời đến nhà, rút tặng một cuốn sách mà ông cất giữ rất
trân trọng, và nói: "Biết anh đang tạm phải ở lều tranh, nhưng xin tặng lại
anh một "túp lều" của chính anh mà không có ngôi nhà nào sánh được, và
tôi đã giữ nó trong nhiều năm nay". Nguyễn Đổng Chi vội cầm lấy và mở
tờ giấy bọc bìa ra: Đúng là cuốn Túp lều nát do ông vẽ bìa, in năm 1937.
Đối với nhà sử học Trần Huy Liệu, từ sau những sự việc đó, ông vẫn coi là
người mà mình chịu ơn "tri ngộ .