[1] Theo lời kể của người Bình-định.
[2] Ngày nay nơi đá Vọng-phu (Nai Krao Chao Phò) ở bờ biển Cà-ná (Nam
Ninh-thuận) dân địa phương cũng có lưu truyền một truyện của đồng bào
Cham-pa. Truyện Cô Krao Chao Phò của Cham-pa giống hệt với truyện
Việt-nam vừa kể ở trên, chỉ có khác ở đây người anh không phải vô tình
làm văng dao vào đầu em gái trong khi chặt mía mà là hữu ý đánh vào đầu
em về việc giành nhau miếng bánh; và hai vợ chồng là dân buôn không
phải dân chài (Theo Vũ Lang, đã dẫn, số 15, 1959).
Riêng núi Vọng phu (?) (La mère et l enfant) ở Khánh-hòa thì đồng bào Ê-
đê có một truyện cổ tích đặc biệt khác truyện của ta. Đại khái là:
Giang-mia sau một cuộc đi buôn xa về, nghe nói vợ ngoại anh với Y-siêng
và đã có chửa với y sắp đẻ, bèn đánh nhau với y nhiều trận dữ dội. Y-siêng
chạy đến Ban Óng-gan. Giang-mia đuổi kịp, chém chết kẻ tình địch. Y-
siêng hóa ra đá ở đây. Lúc trở về thì thấy vợ mình đang sinh, có các bạn bè
và bà đỡ xúm xít giúp đỡ, Giang-mia cơn giận còn bừng bừng, bèn bắt mọi
người hóa đá. Người ta gọi cụm núi này là núi Mẹ và con.
Xong việc, Giang-mia trở về Póc-ai hóa thành lợn lòi móc khoai ăn, bị dân
làng bắn chết, cũng hóa đá nốt. (Theo Mét-tơ-rơ (Maitre). Các vùng người
Mọi ở phía Nam Đông-dương).
[3] Theo lời kể của người dân vùng Lạng-sơn. Riêng truyện này có nhiều
người kể khác nhau:
a) Nhà nho ngày xưa đã từng cải biên thành một truyện có chủ đề khác hẳn:
Tô thị là người Lạng-sơn có sắc đẹp, yêu một chàng họ Đậu là học trò.
Giữa lúc đó có người đình trưởng cũng cậy mối dạm nàng làm vợ lẽ.