KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 49

dày của nó, vì sự phong phú của các chương mục, mà con ở phương pháp
và quan điểm, trong đó có quan điểm coi văn học chữ Hán là một thành tố
quan trọng của văn học dân tộc. Và nếu trước đó một năm, đọc Lược thảo
lịch sử văn học Việt-nam người đọc đã có một ý niệm khá rõ ràng về lịch
sử văn học lâu đời viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt, thì đọc đến bộ Sơ thảo...
người ta lại hiểu thêm rất nhiều vẻ đẹp trong tư duy thẩm mỹ của cha ông,
thông qua một hình thức ngôn ngữ - chữ Hán - được coi là điển phạm của
phương Đông lúc bấy giờ, cũng như vai trò của ngôn ngữ Hy - La trong
văn học trung đại châu Âu vậy. Có thể nói, chỉ với Nguyễn Đổng Chi, lần
đầu tiên bạn đọc mới thật sự tiếp xúc với cái hay của những tập thơ đặc sắc
của thế kỷ XV như Ức Trai tập (Nguyễn Trãi), Chuyết Am tập (Lý Tử
Tấn), Lã Đường di cảo (Thái Thuận), Cửu Đài tập (Nguyễn Húc). Châu
Khê tập (Nguyễn Bản)... hoặc nụ cười lạc quan của Ninh Tốn, tâm sự u
hoài của Trần Danh Án, thái độ hãnh tiến của Đặng Trần Thương. "tiếng
nói trữ tình bi phẫn" của Cao Bá Quát, tinh thần "khoa ngọn đuốc vào chốn
tối tăm oan khốc trong lũy tre xanh" của Nguyễn Hàm Ninh... cho đến cả
nét đặc sắc khác nhau trong những tập truyện truyền kỳ của nhiều thời đại,
như Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Lan Trì
kiến văn lục, Công dư tiệp ký, Sơn cư tạp thuật... mà không phải đến nay
đã được dịch và giới thiệu tất cả. Nhận xét của Nguyễn Đổng Chi bao giờ
cũng gọn gàng mà làm bật ra cái mới, cái lý thú của tác phẩm. Đó là công
lao của một người đi đầu .

Nguyễn Đổng Chi còn là một trong những tác giả chính các cuốn Nguyễn
Trãi, nhà văn học và chính trị thiên tài (1957), Thời đại Hùng Vương
(1973), Nông thôn Việt-nam trong lịch sử, 2 tập (1977 - 1978), Nguyễn
Trãi, khí phách và tinh hoa của dân tộc (1980), Văn học Việt-nam trên
những chặng đường chống phong kiến Trung-quốc xâm lược (1982)...
Tham gia nhiều đợt khai quật khảo cổ học, ông là một người chủ chốt trong
3 người có vinh dự phát hiện di chỉ đồ đá cũ Núi Đọ nổi tiếng (1960) mà
Giáo sư tiến sĩ Bô-rix-côp-xky (Boriskovsky) từng viết rằng: "Các học giả
này đã lấp một khoảng trống quan trọng trên bản đồ khảo cổ học Việt-nam"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.