KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 51

việc, đi bộ liên miên mà không thấy mệt, cứ thoáng thấy bóng những đoàn
người đói lê la khắp nơi là đã quên cả mệt. Một ngày nọ đến nhà Bát X. ở
vùng Thượng Can. Nhà này nổi tiếng giàu nhất vùng, nhưng cũng nổi tiếng
keo kiệt. Khi nghe chúng tôi trình bày, bà vợ Bát X. cũng làm bộ đói khổ,
bảo chúng tôi: - "Nhà tôi cũng đang phải ăn cháo trừ bữa đây, lấy gì mà
quyên với góp". Cả hai anh em cùng bị bất ngờ, lặng lẽ đưa mắt nhìn nhau.
Nhưng Nguyễn Đổng Chi đã lên tiếng kịp thời: - "Nếu thế thì cũng xin cứ
ghi tên vào danh sách và ký vào đây, để mai kia còn cho con cái đi lĩnh
chẩn" - Nhà Bát X. mà lại đi lĩnh chẩn(!). Câu trả lời đầy vẻ châm biếm,
trái hẳn với tính cách của ông thường ngày. Tôi chỉ biết cười để chia sẻ sự
khoái trí ngầm với ông vì không ngờ ông lại trả miếng được nhanh như vậy.
Còn bà Bát X. thì bị tẽn, im bặt, và cứ đứng trơ ra không biết đối xử thế
nào. Quả nhiên người con gái từ trong nhà chạy vội ra, xin nhận lời quyên
góp, và phân trần rằng rằng bà mẹ lỡ lời. Từ đấy tôi càng biết Nguyễn
Đổng Chi rất yêu mến nông dân nghèo và vì họ, ông có thể trở thành người
xông xáo, sắc sảo trong mọi hoạt động.

Nguyễn Đổng Chi cũng là người biết nói chung một thứ ngôn ngữ với nông
dân. Trong 50 năm quen biết và hoạt động chung với nhau, tôi chưa bao giờ
thấy ông tỏ ra mình là "trí thức" khi sống cùng quần chúng. Không phải
ông cố tập cái giọng "bình dân" như một vài người nào đấy. Có thể nói
trong khi tiếp xúc với họ, ông vẫn không hề thay đổi cách nói năng, suy
nghĩ, thậm chí vẫn giữ nguyên cả tác phong vốn có của mình, vậy mà ông
lại hoà nhập thoải mái được với người đang cùng mình đối thoại, y như đã
biến thành một người nông dân thực thụ, một người "thợ cày" chất phác
hiền lành. Mà sự cố gắng này ở ông chẳng phải là cái gì khó khăn hay kiểu
cách. Đối với ai, ông cũng cởi mở hồn nhiên như thế, như cái bản tính đôn
hậu vốn đã có ở trong ông. Tất nhiên, đấy chính là kết quả của quá trình rèn
luyện lâu dài, gian khổ, cộng với quá trình sống nhiều ở nông thôn, hiểu
biết người nông dân từ chân tơ kẽ tóc. Có khi ông cùng họ đi lao động cày
bừa, cấy hái và cùng họ dự các buổi hát giặm, hát ví trong các mùa cấy gặt.
Có những ngày rỗi rãi ông đã cùng anh em tổ chức các cuộc đi chơi đến các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.