Một người đốt than một hôm mua được cái áo cũ của một ông thầy cả. Anh
ta mặc vào người và tự cho mình là tiên tri. Vua mất cái nhẫn quý. Anh ta
gõ cửa nhà vua, nói mình có thể tìm được. Vua hẹn cho ba ngày phải tìm
cho ra, nêu không sẽ đuổi. Chiều hôm đầu tiên một người hầu - chính là
một trong những tên trộm - mang thức ăn đến. Khi ăn xong, nó bưng mâm
đi, anh ta nói: "Đó là một đã đi rồi" (tức là một ngày đã qua). Việc cũng
diễn ra như thế đối với hai người hầu sau đều là đồng lõa ăn trộm chiếc
nhẫn. Họ cho là thầy đãbiết hết và tìm đến thú thực với thầy. Anh ta bảo
kiếm một con lợn to cho nó nuốt chiếc nhẫn. Sau đó, vua lấy một cái bình
bạc có nắp đi ra bờ biển, một lúc sau vào gọi anh ta đến đoán cái gì trong
bình. Anh ta than một mình: - "Ôi cua tội nghiệp! Xảy ra cho mày bao
nhiêu là thử thách". Đúng là con cua mà nhà vua đã bỏ vào bình để đố.
Một loạt truyện sau đây tuy hình tượng đã đổi khác nhưng câu nói dẫn đến
sự hiểu lầm vẫn giữ nguyên, cũng đều là dị bản của các truyện trên. Truyện
của người Đức:
Một người đàn bà có thói quen ngáp ba lần trước khi đi ngủ. Một hôm có
ba tên trộm toan vào nhà khoắng của. Khi một đứa trèo thang nhìn vào cửa
sổ thì vừa đúng lúc người đàn bà ngáp. Mụ nói to: - "Đó là một". Tên kia
cho là bị lộ chạy ra nói với đồng bọn. Tên thứ hai thấy yên yên lại trèo lên,
vừa vặn lúc mụ ngáp cái thứ hai: - "Đó là hai!". Lúc sau, tên trộm thứ ba
sắp trèo thì cái ngáp thứ ba cũng đến với mụ ta cùng câu nói: - "Đó là ba".
Ba tên chạy mất mật.
Truyện của người Pháp:
Một người mẹ có đứa con ăn không ngồi rồi. Một hôm mẹ bảo con: - "Khi
người ta muốn có một ngày tốt thì phải dậy sớm". Đứa con nghe lời, dậy rất