lấy người đi câu (nhưng không có chuyện được vàng). Từ đấy làm ăn khấm
khá, cho là tượng Bụt giúp.
Ai ngờ Bụt đá mà thiêng,
Nhờ ơn đặt gánh đặt triêng[3] cho mình.
Lúc đã giàu có, nhờ ơn tượng Bụt, anh câu mới bảo vợ làm bữa rượu thết.
Đoạn rồi cũng: - "Kính ông ở lại". Không ngờ đá say ngã xuống nước và
cũng "động" đến nhà vua. Vua cũng hứa phong chức quan cho kẻ nào dựng
được đá dậy. Người đi câu lại làm bữa rượu nữa đưa đến: - "Ông say đã
tỉnh chưa, mời dậy uống với tôi". Đá tự nhiên trở lại chỗ cũ. Người đi câu
được làm quan trấn thủ, rồi hai vợ chồng cũng gặp người chồng cũ vào nạp
thuế, v. v...[4]
Một truyện khác Thiên lực không phải nhân lực có nội dung tương tự
nhưng chủ đề thì hầu như trái ngược. Đây là một truyện có bàn tay của nhà
nho nhằm đề cao chủ nghĩa định mệnh:
Có một người làm quan lớn trong triều. Hắn cho rằng sở dĩ mình làm nên là
nhờ ở sức mình chứ không nhờ ai cả. Vì thế hắn có làm một cái biển đề hai
chữ "Nhân lực" treo ở giữa nhà. Người vợ bé của hắn không cho là đúng,
chờ lúc chồng đi vắng mới viết vào hai nét ở chữ "nhân" thành chữ
"thiên".Chồng về hỏi vợ. Vợ nói: - "Người ta sinh ra mệnh hệ ở trời, mọi sự
nhờ trời, chứ không phải sức người mà được". Chồng tức mình, nói: - "Tao
đây cực khổ từ bé tới lớn, học hành hết hơi hết sức mới được như vầy, có
thấy trời giúp gì đâu. Mày đã nói thế để coi sức trời giúp cho mày thế nào".
Bèn đuổi vợ đi.
Vợ bèn khấn: - "Hễ chính ngọ ra đường gặp người đàn ông nào, sẽ lấy