người đó làm chồng". Sau đó nàng kết duyên với một người đi câu cá. Từ
đây câu chuyện giống với truyện trên nhưng không có việc được vàng. Vợ
lấy tiền riêng sắm ăn sắm mặc cho chồng; lại bảo đi chơi với người ta cho
hiểu việc đời. Chồng và chùa đánh bạn với tượng Phật. Câu chuyện cũng
kết thúc bằng việc xô ngã tượng Phật và sau đây trong vùng trong sinh ra
ôn dịch. Vua ra lệnh ai dựng được tượng lên sẽ cho làm quan to. Chồng
dựng lên được. Lúc hai vợ chồng trẩy kinh thì gặp người chồng cũ[5].
Truyện thứ hai gần giống với cả hai truyện trên:
Một ông quan huyện một hôm hỏi bà vợ xem họ nhờ ai. Khác với câu trả
lời của hai người vợ trước, người vợ thứ ba cho là nhờ trời. Cũng như hai
truyện trên, người vợ thứ ba bị đuổi và sau đó kết duyên với một người
đánh giậm. Khi hai vợ chồng trở nên khá giả (không có chuyện được vàng),
vợ khuyên chồng nên tìm người hiền - người không hay nói - mà kết bạn.
Chồng kết bạn với phỗng, cho phỗng uống rượu say, xô ngã phỗng và chỉ
mình anh ta mới làm cho phỗng đứng dậy được. Đoạn kết có thêm tình tiết
là: Về sau có giặc, vua hạ chiếu cầu hiền. Vợ giục chồng ứng mộ. Nhờ
phỗng giúp ngầm, chồng thắng được giặc; vua bắt dân di đón cả hai vợ
chồng về triều. Nhìn thấy võng kiệu của người vợ cũ đi qua, quan huyện
đâm đầu xuống sông tự tử[6].
Một truyện khác do người Hà-tĩnh kể nhan đề là Người đốt than:
Một phú ông một hôm hỏi ba cô con gái: - "Các con nhờ vả ai nhiều nhất?".
Chỉ có cô con gái út trả lời:
Nhỏ thì nhờ mẹ nhờ cha,
Một mai khôn lớn nhờ ra lộc chồng.