canh ngăn trở (ở đây có thêm ba câu chuyện và một bài thuyết lý của bốn
người gác cổng đều ngụ ý nói về việc giết oan kẻ vô tội, sau ăn năn thì đã
muộn). Giữa lúc ấy nhà vua nghĩ lại công lao của anh, vội truyền lệnh cho
đao phủ ngừng chém. Thoát chết, Mê-a-dong và vợ trở thành người có
quyền thế giàu sang. Trong khi đó thì người nhà giàu và vợ cũ của người
đánh cá phung phí hết của cải, phải đi ăn xin. Một hôm, đến ăn xin ở nhà
Mê-a-dong, bị vợ chồng nhà này nhận mặt, cả hai xấu hổ vô cùng[8].
Người Ba-na (Bahnar) có truyện Bi-a Nát giống với truyện Người đốt than
của ta:
Hai vợ chồng nhà giàu có tám con gái. Một hôm mẹ hỏi các con muốn lấy
ai? Ai nấy đều nói ước muốn của mình là làm vợ một người giàu có quyền
thế, chỉ riêng cô út thích lấy người đốt than. Mẹ giận, cho một cục vàng và
đuổi di. Bi-a Nát lên rừng, tìm mãi, cuối cùng mới gặp được một anh đốt
than nghèo khổ, ngờ nghệch và "đen như lông quạ". Họ ăn ở như vợ chồng.
Một hôm chồng lấy cục vàng của vợ ném gà. Khi bị vợ la, anh chỉ cho vợ
chỗ lắm vàng. Từ đó hai người trở nên giàu có. Anh đốt than còn được tiên
ông bày cách làm cho thân mình trở nên trắng trẻo, đẹp đẽ. Anh mặc áo
khố đẹp cưỡi ngựa về làng vợ, mời bố vợ và cả nhà lên dự lễ cưới. Lễ cưới
tổ chức bảy ngày bảy đêm. Nghe con gái nói chồng mình làm nghề đốt
than, bà mẹ hối hận và xấu hổ vô kể[9].
Người Xơ-dăng có truyện Bốc Cơ-lốc cũng giống với truyện trên nhưng có
phát triển thêm một số hình tượng khác: Một tù trưởng một hôm hỏi bảy
con gái: - "Thích ở với bố mẹ hay thích theo chồng?". Chỉ có cô gái thứ tư
trả lòi thích ở với chồng, bị bố đuổi di. Mẹ thương con, dúi cho con một hạt
vàng. Cô gái lấy anh chàng đốt than tên là Cơ-lốc. Thế rồi chồng cũng ném
vàng cho gà ăn vì không biết giá trị của vàng, nhưng sau đó lại mách cho
vợ một chỗ có nhiều vàng. Khi giàu có, vợ muốn làm ngôi nhà bằng vàng
bèn sai chồng về kinh thành mua khuôn đúc. Dọc đường, trong khi trọ ở