KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 63

thì người ta thường kiêng dè những điều dâm tục, nhưng với tiếu lâm, điều
đó không thành vấn đề nữa. Khác với nghệ thuật của cổ tích, truyện tiếu
lâm cũng như truyện ngụ ngôn thường kết thúc giữa chừng. Nghĩa là câu
chuyện bao giờ cũng dừng lại khi mục đích của nó đã đạt cũng như hình
tượng của truyện bao giờ cũng bó hẹp trong khuôn khổ và mục đích quy
định.


Điều cần để ý là trong kho tàng truyện cổ tích của bất cứ dân tộc nào cũng
đều có một số truyện chứa đựng tính chất vui tươi cười cợt có khi pha lẫn
cả tục nữa, nhưng vẫn không có tác dụng gây cười như truyện khôi hài và
tiếu lâm. Những truyện đó vẫn là truyện cổ tích vì trước sau chúng vẫn đầy
đủ những đặc trưng của truyện cổ tích.


Bốn là loại truyện tạm gọi là truyện thời sự. Loại này khác với truyện cổ
tích và các loại truyện khác ở chỗ, tác giả của nó không dùng đến tưởng
tượng hoặc chỉ dùng rất ít. Nó là truyện có thật, xảy ra ở trong một nước
hay một địa phương nhất định. Dưới hình thức một câu chuyện kể ngắn
gọn, nó bộc lộ rõ rệt một thái độ. Thường thì bao giờ câu chuyện cũng được
chủ quan tác giả hướng tới một kết luận nào đấy. Đó chính là truyện đời
chứ không phải mô phỏng, nhại lại truyện đời. Sở dĩ không gọi là truyện
đời hay truyện thế sự mà gọi là truyện thời sự vì loại truyện này vốn xuất
hiện nóng hổi và trung thực ngay sau khi sự việc xảy ra, nhanh như một tin
báo. Nó cũng là lịch sử mà lại là lịch sử ít bị phóng đại hóa hay thần thánh
hóa. Nó khác ngụ ngôn ở chỗ: ngụ ngôn thì châm biếm một cách kín đáo,
nhẹ nhàng còn nó khi đả kích thì đả kích táo tợn, nói thẳng nói thật tên tuổi
đối tượng mà không sợ vạ miệng chút nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.