rất ngắn, bằng văn vần hay văn xuôi, có một kết luận định sẵn, đó là một
bài học luân lý hay một quan niệm về triết lý. Nếu trong cổ tích, dung
lượng phong phú của những câu chuyện kể không bắt buộc phải bỏ qua
nhiều chi tiết, mà nhiều khi ngược lại, thì đối với ngụ ngôn, do yêu cầu làm
sáng rõ cái ý nghĩa đã chuẩn bị sẵn trong truyện, lại cần phải tước bỏ bớt
những chi tiết rườm rà. Nói ngoa, nói phóng đại là phương pháp thuyết
phục của ngụ ngôn. Tuy nhiên, ẩn sau những hình thức thuyết phục có vẻ
vô lý, nội dung ý nghĩa của truyện ngụ ngôn thường lại hợp tình hợp lý.
Nhiều truyện cổ tích cũng có ý nghĩa ngụ ngôn nhưng cách xây dựng câu
chuyện thì theo một thể tài khác hẳn. Truyện ngụ ngôn có phần giống với
truyện tiếu lâm về nghệ thuật, về ý nghĩa và cả về cười cợt nữa, nhưng lại
khác tiếu lâm ở chỗ nó không chuyển thành cái cười phũ phàng, hơn nữa
không dâm tục.
Hai là khôi hài hay hoạt kê. Loại này đặc biệt ở tính chất gây cười. Ngày
xưa, những truyện khôi hài được sáng tác có kết thúc trọn vẹn, nghĩa là
nhiều truyện cũng có bố cục chặt chẽ, trước sau ăn khớp nhau, có nhiều chi
tiết, nhiều sự kiện rườm rà không khác gì thể tài cổ tích.
Chỉ có khác với cổ tích là mỗi tình tiết của truyện đều có ý gây cười hoặc
mỉa mai bằng cười cợt. Nhưng về sau này thể truyện khôi hài thường ngắn
gọn, có khi không đầu không đuôi.
Ba là tiếu lâm. Theo đúng nghĩa của nó thì cũng là loại truyện gây cười.
Nhưng nếu cái cười ở khôi hài đã có tính chất châm biếm đả kích thì cái
cười ở tiếu lâm, châm biếm đả kích còn có phần trắng trợn hơn. Ở khôi hài