nhiều trong nhiều thời đại, làm thành kiểu tư duy nghệ thuật đặc trưng của
văn học dân gian, và đó là điều kiện thuận lợi để truyện cổ tích sinh sôi nẩy
nở theo phương thức ứng diễn và tìm thấy mối liên hệ loại hình với nhau.
Như vậy, vấn đề xác định tính cổ của truyện cổ tích là căn cứ chủ yếu vào
phương thức cấu tạo hình tượng, sự sắp xếp, xâu chuỗi cốt truyện và mô-
típ, mà không nhất thiết căn cứ vào thời điểm lịch sử của câu chuyện.
Những truyện như Vợ ba Đề Thám tuy cách ta trên nửa thế kỷ và mang thề
tài cổ tích rõ rệt nhưng trong đó có những tên giặc râu xồm, mũi lõ, có súng
trường, súng lục... nên vẫn chưa thể nào thừa nhận là truyện cổ tích.
Nó là câu chuyện đã qua nhưng chưa hoàn toàn "cổ". Nó thuộc về loại
những truyện mới. Mặc dầu không có mốc giới hạn về thời gian rõ rệt,
nhưng một truyện cổ tích cố nhiên không thể là một truyện đời nay và cũng
không thể là một truyện dĩ vãng nhưng phù hợp với đời nay hơn là đời xưa,
phù hợp với trạng thái sinh hoạt hiện đại hơn là trạng thái sinh hoạt của xã
hội cũ. Cái chất liệu dĩ vãng chứa đựng trong đấy thực tình chưa lắng
xuống, và chưa được đại đa số nhân dân công nhận là ở bên kia biên giới
của cái "mới". Sở dĩ có những câu chuyện mới sáng tác gần đây có thể liệt
vào truyện cổ tích là vì bối cảnh, khí hậu xã hội, phong cách sinh hoạt và
tâm lý nhân vật mà chúng được xây dựng, so với bối cảnh, khí hậu, phong
cách sinh hoạt và tâm lý của người đời xưa tuyệt không có gì là trái ngược.
Cho nên, tính chất cổ là một tiêu chuẩn không thể thiếu được khi nhận định
một truyện cổ tích.
Hai là, trong sự việc được kểđừng có yếu tố gì quá xa lạ với bản sắc dân
tộc. Nghệ thuật cổ tích cho phép tác giả bịa đặt mọi tình tiết, thậm chí bịa
đặt những tình tiết không hợp lý. Nhưng đã là cổ tích của một dân tộc thì sự
bịa đặt không thể vượt ra khỏi bản sắc dân tộc. Hãy đặt một giả thuyết là có
một câu chuyện không kém lý thú và màu sắc cũng rất cổ, lưu hành phổ
biến trong khá nhiều người. Có điều, nhân vật trong truyện đáng lý là Bụt,