KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 74

hư cấu ở đây sẽ không hạ thấp mà càng làm cho nghệ thuật truyện cổ tích
có giá trị chân thật
hơn hẳn các loại truyện tự sự dân gian khác. Xét về mặt
quan niệm nghệ thuật, điều này có khác với phương Tây. Trong cách kể
truyện cổ tích của phương Tây, người kể thường vẫn dùng một câu kết nói
rõ mình đã "tán dóc", đã "bịa" trong suốt quá trình kể chuyện. Nghĩa là cả
người kể lẫn người nghe không ai tin đấy là chuyện thật. Còn ở Việt nam
thì khác: người kể chỉ thực sự thành công khi làm cho người nghe tin rằng
chuyện do mình kể đã xẩy ra ở đâu đó, tại một địa phương phiếm chỉ nhưng
không xa nơi họ đang sống. Cũng chính nhờ tính chân thật này mà sau khi
đã ngừng kể, câu chuyện vẫn còn sống động, được biến hóa từ địa danh này
sang địa danh khác, và truyền đi, qua trí nhớ của nhiều người.

Tóm lại, đặc điểm thứ ba này cho phép ta phân biệt truyện cổ tích với các
loại truyện dân gian khác, ở chỗ, nó là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh
hoặc tương đối hoàn chỉnh. Nó là một thể loại đã đạt đến cấp độ cao trong
nghệ thuật tự sự truyền miệng, trước khi chuyển sang giai đoạn toàn thịnh
của văn xuôi tự sự trong nền văn học viết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.