thuyết. Bởi vì nội dung câu chuyện mặc dầu có gắn vào những tình tiết có
thể ngờ là bịa đặt, nhưng trước sau cũng rất gần sự thật.
Như truyện Chàng Lía, Hầu Tạo, Quận He... Những truyện ấy phần nào
giống với dã sử, hoặc giống với loại truyện thời sự đã lâu ngày biến thành
truyện có tính chất lịch sử. Truyện cổ tích lịch sử có thể là một thể loại
mang đậm nét đặc thù của truyện dân gian Việt-nam, bởi lẽ con người Việt-
nam xưa nay, do điều kiện lịch sử luôn luôn phải chống ách đô hộ xâm lược
để bảo vệ nền độc lập, nên trong tâm thức vẫn gắn bó với "xã tắc", và do đó
thường xuyên có cái nhìn "lịch sử hóa" đối với mọi hiện tượng, sự vật.
Chú thích:
Nghiêm Toản trong Việt-nam văn học sử trích yếu (Nhà sách Vĩnh Bảo,
Sài-gòn, 1949, tr.36), chia làm bốn loại: truyện mê tín hoang đường, truyện
luân lý ngụ ngôn, truyện phúng thế hài đàm và sự tích các thánh. Thanh
Lãng trong Văn học khởi thảo: Văn chương bình dân (Phong trào văn hóa
xuất bản, Hà-nội, 1954; tr.35-60) thì chia làm bảy: truyện ma quỷ, truyện
anh hùng dân tộc, truyện ái tình, truyện luân lý, truyện thần tiên, truyện
phong tục và truyện khôi hài. Tác giả sách Truyện cổ dân gian Căm-pu-
chia chưa hề in (F. Martini và S. Bemard: Contes populaires inédits du
Cambodge. G.P. Maisonneuve, Paris, 1946) thì chia những truyện do các
ông sưu tầm làm truyện kỳ diệu, truyện về gốc tích (sự vật), truyện ngụ ý,
truyện tòa án, truyện vui, truyện nói về vật, truyện vặt, v.v...
a) Những truyện thuộc về cái lối cổ tích hoặc dã sử, cha mẹ hay ông bà
tôi tối thường kể cho con cháu nghe; b) Những truyện mà kết cục đã thành
câu phương ngôn, lý ngữ, hoặc trái lại xuất xứ từ những câu lý ngữ phương
ngôn ấy ra; c) Những truyện thuần về văn chương trong có những câu ca