1432
Lạc-việt ñã sớm có trình ñộ phát triển cao và khả năng tích hợp và dung hòa
mạnh mẽ. Nhờ ñó mà từ xa xưa, trên ñất nước Văn-lang lịch sử ñã dần dần hình
thành nền văn hóa tổng hợp của các cộng ñồng cư dân phương Nam với chiều
hướng ngày càng hội tụ, nền văn hóa này cũng có những ñóng góp nhất ñịnh vào
văn minh chung của loài người.
Trong giai ñoạn phong kiến hóa, ñiều kiện lịch sử ñã ñặt văn hóa Việt-nam
vào trong khu vực của nền văn hóa Hán. Ảnh hưởng nhiều mặt của văn hóa Hán
ñối với văn hóa chúng ta cũng là bình thường.
Nhưng nếu thừa nhận một cách thực tế rằng bộ phận sống ñộng nhất, nằm
chìm khuất trong bề sâu tâm hồn, cốt tính con người Việt-nam là văn hóa dân
gian, thì ñiều cũng khá lạ lùng là chính bộ phận này của văn hóa dân tộc lại ít
chịu những áp lực "ngoại nhập" cưỡng chế hơn cả; không những thế, ñấy còn là
môi trường lý tưởng ñể "thanh lọc", "hóa giải" mọi sự pha trộn sống sượng của
các yếu tố văn hóa bên ngoài.
Vào các thời kỳ nền văn tự khối vuông còn ñược sử dụng như một công cụ
ngôn ngữ chính thống, sự sáng tạo văn học viết trước sau chỉ giới hạn trong
dòng văn học bác học của nho sĩ trí thức và quý tộc phong kiến. Quần chúng
nhân dân từ Nam chí Bắc vẫn sáng tác một cách nôm na bằng các thể loại văn
học truyền thống vốn phổ cập từ lâu trước khi khai sinh ra nền văn học viết, và
lưu truyền cho nhau bằng phương tiện duy nhất có thể có ñối với mình: nghìn
năm "bia miệng" vẫn còn... và trong kho "bia miệng" ñó, thì các loại hình tự sự,
ñặc biệt là truvện cổ tích, bao giờ cũng là bộ phận quan trọng hàng ñầu, vì nó là
một hình thức phát triển cao của ý thức nghệ thuật, ý thức thẩm mỹ của dân tộc.
Mặc dù chỉ lưu hành bằng con ñường truyền miệng, nó lan truvền rất nhanh
chóng, ñược mọi thế hệ người Việt ñời này, ñời khác, thuộc mọi lứa tuổi và mọi
tầng lớp xã hội khác nhau ñón nhận, thích thú. Có thể nói loại hình cổ tích, từ
sáng tác ñến ứng diễn, ñã xóa bỏ trong khoảnh khắc những sự cách bức nghiêm
mật ñể tạo nên những mối giao cảm, làm cho không khí tinh thần của xã hội có
mặt nào ñó trở nên cân bằng.
Từ ñời này qua ñời khác, kho tàng truyện cổ tích Việt-nam còn thu hút rất
nhiều nguồn truyện, "biển truyện" của các dân tộc anh em và các dân tộc gần xa.
Giao lưu văn hóa vốn là hành ñộng tự nhiên của xã hội loài người, vì thế sự di
chuyển của truyện cổ tích cũng là hiện tượng thông thường trên thế giới. Một số
truyện thần kỳ chịu ảnh hưởng từ phía Ấn-ñộ, một số khác tiếp thu từ phía
Trung-quốc, nhưng nhiều trường hợp ñã ñược tái tạo thành những truyện mới
khỏe mạnh hơn, phù hợp với tâm tính dân tộc hơn.
Rõ ràng, trong hàng nghìn năm bền bỉ phấn ñấu xây dựng cho mình một nền
văn hóa riêng, chỉ ñứng về phương diện cổ tích, con người Việt-nam - người