1430
vay mượn chỉ ñóng vai trò phối thuộc không làm rạn vỡ cốt truyện gốc, các loại
truyện có vay mượn chút ít như thế vẫn thuộc loại truyện có nguồn gốc bản ñịa.
4. Dạng cuối cùng là tiểu loại thế sự có nguồn gốc bản ñịa. Về số lượng, dạng
này cũng phong phú không kém gì tiểu loại lịch sử; về ñề tài có lẽ còn phong
phú hơn. Môi trường sinh hoạt cổ truyền của dân tộc thực ra không lấy gì làm ña
dạng, tâm lý xã hội của cổ tích dân tộc lại thường lảng tránh các ñề tài gay cấn,
ly kỳ, dù vậy truyện cổ tích thế sự vẫn là sự tích lũy dần dà ñủ mọi loại ñề tài ñã
từng có mặt trên nhiều chặng ñường lịch sử mà các hình thái xã hội Việt-nam ñã
trải qua. Mỗi ñề tài chỉ có tính chất ñặc trưng cho một kiểu quan hệ nào ñấy mà
thôi, nhưng dồn góp lại cũng ñã có ñược một bộ mặt nhiều vẻ.
Cũng vì lý do này, nói ñến tiểu loại cổ tích thế sự mang sắc thái bản ñịa, chúng
tôi quan tâm ñến khả năng ñi tìm thời ñiểm xuất hiện của chúng trong lịch sử.
Căn cứ ñể tìm kiếm hẳn là không ngoài một số tiêu chí xã hội học. Ví dụ truyện
Sự tích dưa hấu (số 1) có nói ñến việc mua bán gia nô, phải chăng gắn bó với
thời kỳ tồn tại của chế ñộ nô tỳ; truyện Hoàng Tín hầu (số 162) liên quan ñến
chế ñộ ñiền trang thái ấp, cả hai ñều có mốc niên ñại từ Lê sơ trở về trước. Còn
truyện Chưa ñỗ ông nghè ñã ñe hàng tổng (số 52) không thể ra ñời trước thế kỷ
XV, bởi lẽ chỉ từ Lê Thánh Tông trở ñi, triều ñình phong kiến mới ñịnh ra một
tiêu chuẩn hết sức ñặc biệt ñể ưu ñãi những người có học vị trong các ñại khoa.
Nếu truyện Chàng ngốc ñược kiện (số 108) có thể tạm cho là vào khoảng cùng
thời với những truyện ñại loại như Cây tre trăm ñốt... trong ñó tác giả dân gian
bênh vực những anh nông dân khờ khạo, ngốc nghếch, thì truyện Chàng Ngốc
học khôn (số 189) lại phải lùi xuống thời kỳ Hán học thịnh hành, vì trong truyện
này có những câu chữ Hán ñã ñược quần chúng quen dùng như là những khẩu
ñầu ngữ, v.v... Hơn nữa, truyện này còn phản ánh thời kỳ luật pháp phong kiến
ñã có những quy ñịnh hết sức chặt chẽ ñối với vấn ñề hôn nhân và gia ñình, vì
thế, trước một anh ngốc ñặc, gia ñình vợ Ngốc ñành dẹp bỏ mưu toan gả bán con
cho người khác.
Nhiều truyện cổ tích thế sự có thể cho phép phỏng ñoán một cách tương ñối
chắc chắn thời ñiểm ra ñời muộn màng của chúng, do màu sắc cổ - một ñặc
trưng của loại hình cổ tích - cũng như do kết cấu cổ truyền của một truyện kể, ñã
bị vi phạm. Truyện Bà lớn ñười ươi (số 91) ñúng ra chỉ có thể xuất hiện vào thời
kỳ kinh tế hàng hóa phát triển, khoảng cuối thế kỷ XVIII ñầu thế kỷ XIX. Phạm
Đình Hổ - tác giả Vũ trung tùy bút - sống vào thời ñó có cung cấp cho ta một dị
bản. Thời kỳ này ở Thăng-long, công thương nghiệp có cơ thịnh ñạt, dân số
ñông ñúc, ñó là bối cảnh hoạt ñộng thuận lợi cho những tổ chức của bọn lưu
manh. Nếu cốt truyện Lưu Bình - Dương Lễ ra ñời muộn nhất là gần với thời kỳ
nữ sĩ họ Đoàn viết Tùng bách thuyết thoại - một dị bản của Lưu Bình - Dương
Lễ - thì một dị bản khác nữa của nó, cốt truyện Trọng nghĩa khinh tài phải ra ñời
muộn hơn nhiều, vì rõ ràng nó mang dáng dấp sinh hoạt cận ñại. Truyện Cái vết