1490
không thể phân loại truyện cổ tích một cách rành mạch ñược? Chắc chắn không
phải. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào hình thức, vào những yếu tố tạo nên cái vẻ bề
ngoài của truyện cổ tích ñể phân loại, thì chỉ mới nhìn vào hiện tượng mà chưa
nắm ñược bản chất" (tập I, tr.55).
Trên thực tế, Nguyễn Đổng Chi ñã nắm vững và giải quyết khá triệt ñể những
vấn ñề cơ bản của thể loại truyện cổ: vấn ñề ranh giới, biên ñộ, cùng vấn ñề
nguồn gốc, con ñường phát triển của truyện cổ tích, v.v... Điều ñó ñã giúp ông
ñưa ra ñược một quan ñiểm phân loại truyện cổ tích hợp lý và nhất quán.
Từ việc trình bày bộ kho tàng truyện cổ tích Việt-nam tiến tới việc nắm vững
ñối tượng này về mặt tổng thể như trên, Nguyễn Đổng Chi ñã cố gắng thử xác
ñịnh một cách hệ thống, ở mức ñộ bao quát, những ñặc ñiểm của truyện cổ tích
Việt-nam. Ông chú tâm vào những yếu tố tưởng tượng thần kỳ của loại hình
truyện cổ tích Việt-nam, chất liệu ñời sống của truyện cổ tích Việt-nam và truyện
cổ tích Việt-nam với vai trò người phụ nữ, ước mơ tình yêu và hôn nhân tự do...
Từ ñó, truyện cổ tích Việt-nam ñã ñược Nguyễn Đổng Chi quy tụ ở bốn ñặc
ñiểm:
1- Yếu tố tưởng tượng trong loại hình truyện cổ tích Việt-nam nói chung ít xa
lạ với nhân tính; loại truyện sinh hoạt chiếm một tỷ lệ tương ñối cao, loại truyện
thần kỳ, truyện loài vật, truyện phiêu lưu mạo hiểm chiếm một tỷ lệ tương ñối
thấp.
2- Truyện cổ tích Việt-nam thấm ñậm chất liệu ñời sống xã hội Việt cổ, là biểu
tượng nghệ thuật của cái hiền hòa, nhân ái, hay tính chừng mực trong tâm lý
dân tộc.
3- Tính cách phê phán hiện thực khá ñậm trong truyện cổ tích Việt-nam, nhân
vật tích cực thường tỏ ra không bằng lòng với trật tự tập tục có sẵn, phản ứng
lại cái ty tiện tầm thường.
4- Truyện cổ tích Việt-nam có một mảng ñáng kể nêu bật vai trò tích cực của
người nữ; ñề cập ñến ước mơ tình yêu và hôn nhân tự do.
Khi nêu lên các ñặc ñiểm trên của truyện cổ tích Việt-nam, Nguyễn Đổng Chi
ñã hướng sự quan tâm của mình tới cả nội dung lẫn nghệ thuật: nội dung phản
ánh hiện thực, phương thức ngụ ý của cổ tích cũng như mối quan hệ giữa truyện
cổ tích với cách nhìn của sự kết hợp giao hòa giữa nhiều quan ñiểm, cũng tức là
ông ñã nhìn nhận truyện cổ tích ở các góc nhìn phong phú khác nhau. Các
phương pháp như loại hình học, thống kê, so sánh lịch sử, nghiên cứu theo típ
và mô-típ, phương pháp vẽ sơ ñồ, cấu trúc, mô hình hóa truyện cổ tích, các cách
tiếp cận truyện cổ tích theo chiều phát triển lịch sử, theo không gian và thời
gian, giữa ñồng ñại và lịch ñại... ñều ñược Nguyễn Đổng Chi ứng dụng khá
nhiều trong thao tác nghiên cứu nhằm rút ra những ñặc ñiểm của truyện cổ tích