1489
truyện dân gian như cũng không phải thật nhiều. Có thể kể tới anh em Grimm
người Đức với tuyển tập truyện cổ Grimm, Pourra người Pháp, và nhà văn học
dân gian dân chủ người Nga A. N. Afanassiev với bộ sưu tầm Truyện cổ dân
gian Nga vĩ ñại của ông... Ngoài ra là một Perrault người Pháp, một Andersen
người Đan-mạch nặng về phần tài hoa trong kể truyện hơn là sưu tầm và hệ
thống.
Mục ñích nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu của Nguyễn Đổng Chi
chủ yếu thế hiện ở phần ông dành cho việc trình bày những luận ñiểm khoa học,
những nhận ñịnh về truyện cổ tích. Ở ñây, nhiều vấn ñề ñã ñược ông ñặt ra và
giải quyết.
Trong kho tàng truyện cổ dân gian phức tạp và rộng lớn mà Nguyễn Đổng Chi
ví như "một khu rừng trong ñấy có nhiều loại cây: cây to, cây nhỏ, gỗ tốt, gỗ
xấu, mọc chằng chịt, lẫn lộn", không phải hiếm những cốt truyện thuộc thể loại
cổ tích. Nhưng việc xác ñịnh chúng ra sao, theo những tiêu chuẩn nào, từ trước
tới nay nhiều soạn giả ñã tiến hành phân loại, song vẫn không tránh khỏi sự sơ
sài, lộn xộn. Đó là cách phần chia của Nguyễn Văn Ngọc trong Truyện cổ nước
Nam
1
với 5 loại: những truyện cổ tích dã sử; những truyện thành câu phương
ngôn, lý ngữ; những truyện thuần về văn chương; những truyện ngụ ý cao xa;
những truyện vui chơi, tiêu khiển. Hoặc Nghiêm Toản trong Việt-nam văn học
sử trích yếu
2
với 4 loại: truyện mê tín hoang ñường; truyện luân lý ngụ ngôn;
truyện phúng thế hài ñàm; truyện sự tích các thánh. Hoặc nữa, Thanh Lăng
trong Văn học khởi thảo - văn chương bình dân
3
với 7 mục: truyện ma quỷ;
truyện anh hùng dân tộc; truyện ái tình; truyện luân lý; truyện thần tiên; truyện
phong tục; truyện khôi hài.
Đến Nguyễn Đổng Chi, ông ñã chia truyện cổ tích các dân tộc Việt-nam thành
ba loại: Truyện cổ tích thần kỳ; Truyện cổ tích thế sự; Truyện cổ tích lịch sử.
Nhìn chung, ñó là một sự phân chia tương ñối hợp lý hơn cả vì cách phân chia
này của ông chủ yếu dựa vào ñặc trưng loại hình của truyện, ñược biểu hiện ở
một số tiêu chí có giá trị khu biệt thành một số kiểu truyện. Tất nhiên ñây là một
vấn ñề rất khó. Chính Nguyễn Đổng Chi cũng còn rất dè dặt trong vấn ñề này.
Ông viết: "Thực ra ñối với cổ tích và ngay cả ñối với truyện cổ dân gian nói
chung, bất kỳ một sự phân chia nào cũng chỉ có ý nghĩa chính xác tương ñối"
(tập I, tr.72). Nói như vậy song chính ông cũng khẳng ñịnh: "Thế thì phải chăng
1
. Nguyễn Văn Ngọc. Truyện cổ nước Nam, 2 tập. Vĩnh Hưng Long thư quán xuất bản, Hà-
nội, 1933 - 1934
2
. Nghiêm Toản, Việt-nam văn học sử trích yếu. Nhà sách Vĩnh Bảo xuất bản. Sài-gòn, 1949.
3
. Thanh Lăng. Văn học khởi thảo - văn chương bình dân. Phong trào văn hóa xuất bản, Hà-
nội, 1954.