1502
sẽ ñược thông báo mỗi khi có giấy ñặt hàng ở các nơi gửi về... Thế là cuộc kinh
doanh ñồ tre cũng ñược tiến hành ñồng thời với thuốc Gịt Bình Ân và trụ sở ñều
ở số nhà 11 ñường Pôn Be (Paul Bert), Vinh.
Hồi anh Gióng còn học ở Đồng-hới có ông Viễn Đệ (em vợ anh Kinh Chi,
người anh trai ñầu) cũng từ Huế ra Đồng-hới sản xuất dầu tràm mà sau này ông
ñặt tên là dầu "khuynh diệp". Quảng-bình là nơi có nhiều cây tràm mọc và dân ở
các vùng có tràm từ lâu ñã biết cất tinh dầu tràm ñể chữa bệnh. Ông Đệ vừa tự
cất lấy dầu vừa mua dầu của dân ñưa về pha chế thêm một ít nước màu riêng của
mình thành một loại tinh dầu màu lá chuối trong xanh, chế vào từng cỡ chai to,
bé ñể bán khắp ba kỳ. Người ta ưa chuộng dầu "khuynh diệp" vì nó chữa ñược
một số bệnh nhức ñầu, sổ mũi, nóng sốt khá hiệu nghiệm, và cũng vì tinh dầu
của nó có màu sắc xanh ñẹp khác hẳn với tinh dầu của người khác sản xuất màu
vàng cỏ úa... Có thể chuyện làm ăn của ông Đệ ñã có phần nào tác ñộng tới anh
tôi hồi ñó. Vừa học tiểu học, anh tôi vừa tích cực làm quảng cáo cho hãng Viễn
Đệ. Anh biến câu chuyện cổ tích mà ai cũng biết về hai bà mẹ, tranh nhau một
ñứa con, thành một truyện thơ dài, trong ñó chỉ có một tình tiết ñược anh "cải
biên" là tình tiết sau cùng: khi vị quan phân xử ñang lúng túng không biết nên
trả ñứa bé về cho người nào vì người nào cũng tỏ ý hết lòng thường yêu, thì
bỗng trong túi một người rơi ra lọ dầu "Khuynh diệp"; thế là vụ kiện ngã ngũ -
ñứa con về tay bà mẹ có dầu. Phải chăng cái duyên của truyện cổ tích ñã "bén"
vào cậu học trò xứ Nghệ từ ñấy? Tôi không rõ nhưng cũng nhân việc này mà
trước khi rời Đồng-hới, anh tôi ñược ông Viễn Đệ tặng cho một chiếc máy chữ
xách tay, cấu tạo ñơn giản ñánh theo kiểu mổ cò một ngón. Chiếc mày này khi ra
Vinh mở Bình Ân dược phòng và hiệu ñồ tre chạm ñã giúp anh tôi ñánh những
giấy tờ giao dịch rất trang trọng, bề thế, như là một hãng sản xuất lớn. Không
những thế, về sau, khi Nhóm thanh niên cứu quốc Can-lộc thành lập và hoạt
ñộng, nó còn ñược dùng ñể ñánh những giấy tờ quan trọng, những chỉ thị của
Việt minh và những truyền ñơn ñánh Nhật ñuổi Pháp... Và cũng chính nó ñã làm
chúng tôi một phen phải long tóc gáy mang ñi chôn giấu ở trại Hồng, cách nhà
15km, khi có tin mật thám Pháp ñến khám nhà.
Từ chỗ kinh doanh thuốc và ñồ tre, anh tôi lại chuyển sang viết sách. Như ở
trên ñã nói, lúc còn ñi học anh mê ñọc loại sách hồng (livre rose) của Pháp viết
cho thiếu niên nên mua rất nhiều, trong nhà còn lưu lại hàng chồng sách loại ấy.
Ngoài ra, trong một cuộc bán phát mãi, anh còn mua ñược hàng trăm số báo La
Phi-et (La Fillette) cũng xuất bản ở Pháp. Dựa vào vốn liếng chuyện trẻ em ñã
ñược ñọc, anh bắt ñầu nghề viết văn bằng cách viết sách truyện cho thiếu niên.
Trong thời gian 1932 - 33, anh tôi ñã viết và cho xuất bản liên tiếp ñược 5
cuốn sách: 1. Chí quả quyết; 2. Tài trẻ nước Nam; 3. Một nhà tan họp; 4. Vườn
xuân bạn trẻ; 5. Tìm ra châu Mỹ.