KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 1505

1505

quần áo... của người Thượng về ñể làm kỉ niệm. Anh còn mang về một bức
tượng Chàm bán thân, cụt tay, khắc bằng loại ñá thô ráp rất cứng, ñặt cạnh cửa
sổ phòng học cho ñến ngày cải cách ruộng ñất. Và vào năm 1937, cuốn sách Mọi
Kon-tum
của hai anh ñược in có lời ñề bạt của bị công sứ tỉnh Kon-tum.

Từ tỉnh Kon-tum trở ra Vinh, do chỗ cha tôi có quen với ông Phó Đức Thành

là người bỏ vốn ra tờ báo Thanh Nghệ Tĩnh tân văn, nên anh Gióng ñược ông ta
nhận vào làm việc ở tòa báo này. Công việc ở tòa báo là: sửa chữa bản in, gấp
báo và dán băng, viết ñịa chỉ ñể gửi cho các ñộc giả. Thỉnh thoảng anh cũng có
viết một ñôi bài cho tờ báo. Tôi còn nhớ anh ñã sưu tầm và cho ñăng một số
mẩu chuyện dân gian xứ Nghệ về hôn nhân và gia ñình rất dí dỏm, ñược mọi
người ưa thích, chẳng hạn truyện Xin ñi chín chục, kể chuyện trong một ñám
cưới nọ, nhà gái ñòi nhà trai tiền dẫn cưới là 100 quan. Nhà trai bèn trả lời "xin
ñi chín chục". Bên nhà gái thấy nhà trai chỉ bớt có một chục bèn nhận lời. Hôm
dẫn cưới, giở mâm ra thấy vẻn vẹn có 10 quan, nhà gái nói: - "Ông hứa là xin ñi
chín chục sao bây giờ chỉ có một chuc?", nhà trai trả lời: - "Thì tôi xin ñi chín
chục, chẳng phải còn lại một chục là gì?" Té ra từ "xin ñi" của nhà trai có nghĩa
là xin bớt, còn bên nhà gái lại hiểu là "xin nộp". Hay là chuyên Tráo cháu ñổi
, kể chuyện một anh học trò ñi hỏi vợ ở một nhà phú ông. Phú ông có một cô
con gái vừa trẻ vừa ñẹp nhưng lại có một có em út ñã quá thì và xấu xí. Để cho
cô em có vợ có chồng, phú ông ñầu tiên cho con gái ra ñể anh học trò xem mặt;
anh học trò rất ưng ý, về nhà giục bố mẹ dạm hỏi ngay. Đến ngày cưới, cô dâu
nằm trong cáng, hai bên có rủ diềm che kín. Đám cưới ñến sân nhà trai, cô dâu
trùm mặt xuống cáng và ñi vào buồng. Đến lễ hợp cần, chàng rể bước vào buồn
nhìn thấy một người khác hẳn người mà mình ñã ñược xem mặt lần trước, anh ta
liền phản ứng, không chịu, Để cho sự việc ñược êm thấm, phú ông bèn cho
chàng học trò một số ruộng ñất ñể vợ chồng làm ăn sinh sống. Vì nhà nghèo nên
anh học trò ñành phải nhận lấy cô thay cháu. Những truyện này càng cho thấy
việc chuẩn bị vốn liếng của người anh mà sau này là nhà cổ tích học nổi tiếng thì
ra ñã bắt ñầu từ rất lâu.

Anh tôi làm báo ñến cuối năm 1935 thì xin nghỉ về quê giúp ñỡ mẹ già. Nhưng

nghỉ rồi, anh vẫn còn tiếc cái nghề làm báo. Anh chăm chỉ ñọc, và ñi ñó ñi ñây
tìm kiếm ñề tài viết thành bài ñăng tải trên các báo ở Nghệ - Tĩnh. Cho ñến năm
1936 thì có một số kiện xảy ra làm biến ñổi ít nhiều bộ mặt chính trị của ñất
nước, ñó là ở bên Pháp, Chính phủ bình dân của Đảng xã hội do Lê-ông Blum
(Léon Blum) lên nắm quyền. Mặt trận bình dân Pháp ñược thành lập, và phong
trào dân chủ nhanh chóng lan sang Việt-nam. Không khí tinh thần có phần cởi
mở hơn trước. Kiểm duyệt bị bãi bỏ. Báo chí ñược nới rộng quyền tự do ngôn
luận, và dân chúng thì sôi sục tố cáo bọn tham quan ô lại, nhất là ñám cường hào
ở nông thôn. Đã có một thời, báo chí thoải mái ñăng báo chỉ trích phê phán các
tệ nạn tiêu cực mà không phải lo sợ bị bịt mồm. Ở Trung-kỳ, tờ báo Tiếng dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.