KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 271

271

Nhờ ơn nơi phật nàng cười nói ra.

Khi ñó anh nào cũng muốn nói chuyện nguyệt hoa...

Một truyện trong Non thúc Pa-ca-ra-man của người Thái-lan cũng khá tương

tự:

Có một người kể cho một nàng công chúa nghe một câu chuyện cổ: Ngày xưa,

có bốn người trẻ tuổi, một người là thợ mộc, ông ta chọn một khúc gỗ bào trơn
tru. Người thứ hai là thợ vẽ, vẽ vào gỗ hình dạng một cô con gái ñẹp. Người thứ
ba là thợ chạm, theo nét vẽ mà chạm hình cô gái. Người thứ tư là thầy phép,
nhúng tượng gỗ vào một thứ nước thần làm cho pho tượng hoạt ñộng chẳng khác
gì người sống. Kể xong, người ấy hỏi công chúa xem ai xứng ñáng là chồng cô
gái. Công chúa ñáp: chính là người thợ chạm

1

. (Loại truyện phân xử như hai

truyện trên, xem thêm ở Khảo dị, truyện Ba chàng thiện nghệ, số 107, tập III)

Giống với truyện Tranh nhau pho tượng, thần thoại của người Ba-na (Bahnar)

ở Tây nam Ma-da-gát-xca (Madagascar) có truyện Nguồn gốc loài người và
người ñàn bà ñầu tiên.

Lần ñầu tiên Tạo vật sáng chế ra ba người: hai người ñàn ông là I-ma-nao (chế

tạo) và I-ma-na-phi (ăn mặc) và một người ñàn bà là I-ma-na-ja-ri (trang trí) ở
trên mặt ñất. Mỗi người ớ một nơi cách xa nhau, không biết nhau. Một hôm I-
ma-nao buồn tình tạc một tượng gỗ hình phụ nữ to bằng người thật. Tạc xong
thấy ñẹp, anh ngắm hàng ngày không chán mắt, ngày ñêm trò chuyện với tượng
không rời. Khi ñi làm anh cũng ñặt tượng ở bờ ñường chỗ cao sáng ñể nhìn
ngắm cho thỏa thích. Một hôm khác I-ma-na-phi ñi dạo ñồng, thấy bức tượng thì
cảm về sắc ñẹp, bèn ñem về may mặc cho tượng bằng lụa màu rực rỡ, lại trang
sức cho bằng ñồ vàng. Chẳng bao lâu I-ma-na-ja-ri vì sống một mình buồn nên
ñi chơi cho khuây khỏa, lại bắt ñược bức tượng mừng lắm, hên ñưa về cầu Tạo
hóa cho nó hoạt ñộng, sẽ coi như con. Tạo hóa chấp thuận, bảo ñưa về cùng ngủ
một ñêm, truyền hơi vào là ñược. Quả nhiên sáng hôm sau, tượng hóa thành
người thật, bà ta yêu mến không rời. Mất tượng, hai người ñàn ông trước ñi tìm,
bắt gặp, bèn giành lại. Một cuộc tranh chấp nổ ra, cuối cùng phải nhờ thần phân
xử. Thần phán: người tạc ra là cha, người cho nó cuộc sống là mẹ, còn người
giúp cho ăn mặc trang sức là chồng. Sau ñó I-ma-nao lấy I-ma-na-ja-ri làm vợ.
Từ hai cặp này mà có loài người ñông ñúc. Từ ñó mới có tục chồng phải nộp
quần áo trang sức cho vợ, nếu trốn tránh phận sự này thì vợ có quyền bỏ

2

.

Truyện Hy-lạp (Grèce) sưu tầm ở ñảo Át-xti-po-lay-ia (Astypalée): một người

thợ mộc, một người thợ may và một thầy tu nghỉ ñêm trong một cái lều của
người chăn cừu với ñiều kiện là phải lần lượt thức canh súc vật. Phiên ñầu,

1

Dẫn trong báo Châu Á "jounlal Asiatique", tập CCV (1924).

2

Trong Tạp chí dân tộc học và những truyền thống dân gian, tập 11 (1921).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.