39
khởi, nét ngây thơ và sự cảm ñộng của người kể chuyện và nhà thơ dân gian.
Một số truyện, dưới ngòi bút của ông, ñã trở thành những kiệt tác ngắn gọn và
tinh khiết, ở ñó sự hiện diện của chất thơ và chất hiện thực ñược hòa tan vào
nhau trong một thể thống nhất (chẳng hạn: truyền thuyết về ñá Bà-rầu, I, tr.205 -
207; truyền thuyết về chim hít cô, I, tr. 80 - 82). Một số truyện khác lại tuyệt
diệu ở sự trào lộng và tính cách hóm hỉnh, nó lộ ra từ những tình tiết có ý nghĩa
châm biếm ñối với một thực tế ñầy sóng gió kịch tính, hoặc chen lẫn cả bi và hài
(chẳng hạn: truyền thuyết giải thích cái nốt dưới cổ con trâu, I, tr. 136 - 138;
truyền thuyết giải thích nguồn gốc ruộng Thác ñao; truyền thuyết về người anh
hùng nông dân Chàng Lía, II, tr.125 - 132)"
1
. Hiểu biết sâu sắc tình cảm cộng
ñồng của người dân Việt nên trong phân loại truyện cổ, Nguyễn Đổng Chi còn
khám phá ra một loại hình cổ tích lịch sử mà nhiều nước không có. Kể từ những
năm 60, các giáo trình ở một số trường ñại học trong nước ñã ñề cập và chấp
nhận quan ñiểm phân loại truyện cổ tích Việt-nam của Nguyễn Đổng Chi
2
, xác
nhận nhiều ý kiến ñúng ñắn cũng như phương pháp trình bày của ông về ñặc
trưng, bản chất và tiến trình lịch sử của sự hình thành nên kho truyện phong phú
ñó
3
. Trên các tờ tạp chí nước ngoài, có những bài giới thiệu trang trọng về nó,
thậm chí có tờ như B.E.F.E.O trong cùng một năm 1964, có hai bài giới thiệu
4
.
Rõ ràng sức làm việc dẻo dai không biết mệt và sự say mê tìm tòi phát hiện ñã
ñưa Nguyễn Đổng Chi lên vị trí một nhà nghiên cứu khoa học xã hội có uy tín
và một trong những nhà phôn-clo học bậc nhất của nước ta.
Ngay từ giữa những năm 60, một công trình nghiên cứu dân tộc học của Sài-
gòn cũng ñã có những lời ñánh giá nghiêm túc: "Phần ñóng góp phong phú nhất
vào dân tộc học Việt-nam sau 1955 có lẽ là sự nghiệp sưu tầm và nghiên cứu của
Nguyễn Đổng Chi với những tác phẩm về Thần thoại, Cổ tích, Hát giặm Nghệ -
Tĩnh, những thiên khảo luận về tục lệ người Việt trong Tết nguyên ñán và mùa
xuân, về chế ñộ gia ñình của người Việt-nam dưới thời cổ ñại..."
5
.
Nhưng Nguyễn Đổng Chi không chỉ là một học giả vùi ñầu vào học thuật. Ông
còn là một nhà khoa học tận tụy với việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị của ñất
nước, không hề biết mệt mỏi là gì. Trước khi vấn ñề quần ñảo Hoàng-sa trở
thành một vấn ñề thời sự nóng bỏng, theo yêu cầu của trên, ông ñã cặm cụi
nghiên cứu các tài liệu và có bản tường trình ñầy ñủ về quần ñảo Hoàng-sa,
mảnh ñất lâu ñời nằm trong lãnh thổ dân tộc, cũng có mặt từ lâu trong thư tịch
1
Xem toàn văn tiếng Pháp ở cuối tập II.
2
Xem Văn học dân gian, 2 tập của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Nhà xuất bản Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà-nội, 1972 - 1973; tr. 93, tập II.
3
Xem Giáo trình văn học dân gian Việt-nam của Khoa văn Trường ñại học Sư phạm Hà-nội,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà-nội, 1962; in lần thứ ba 1970, phần viết về thần thoại, cổ tích.
4
Một bài của Đuy-răng (M. Durand) và một bài của Tiến sĩ Lê Văn Hảo (ñã dẫn).
5
Lê văn Hảo, Hành trình vào dân tộc học, Nam Sơn xuất bản, Sài-gòn, 1966; tr. 135.