37
Đổng Chi rất yêu mến nông dân nghèo và vì họ, ông có thể trở thành người xông
xáo, sắc sảo trong mọi hoạt ñộng.
Nguyễn Đổng Chi cũng là người biết nói chung một thứ ngôn ngữ với nông
dân. Trong 50 năm quen biết và hoạt ñộng chung với nhau, tôi chưa bao giờ thấy
ông tỏ ra mình là "trí thức" khi sống cùng quần chúng. Không phải ông cố tập
cái giọng "bình dân" như một vài người nào ñấy. Có thể nói trong khi tiếp xúc
với họ, ông vẫn không hề thay ñổi cách nói năng, suy nghĩ, thậm chí vẫn giữ
nguyên cả tác phong vốn có của mình, vậy mà ông lại hòa nhập thoải mái ñược
với người ñang cùng mình ñối thoại, y như ñã biến thành một người nông dân
thực thụ, một người "thợ cày" chất phác hiền lành. Mà sự cố gắng này ở ông
chẳng phải là cái gì khó khăn hay kiểu cách. Đối với ai, ông cũng cởi mở hồn
nhiên như thế, như cái bản tính ñôn hậu vốn ñã có ở trong ông. Tất nhiên, ñấy
chính là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài, gian khổ, cộng với quá trình
sống nhiều ở nông thôn, hiểu biết người nông dân từ chân tơ kẽ tóc. Có khi ông
cùng họ ñi lao ñộng cày bừa, cấy hái và cùng họ dự các buổi hát giặm, hát ví
trong các mùa cấy gặt. Có những ngày rỗi rãi ông ñã cùng anh em tổ chức các
cuộc ñi chơi ñến các làng xã khác vừa ñể tìm hiểu phong cảnh, phát hiện các di
tích lịch sử, tìm tòi các hòn ñá, mảnh sành, mảnh bát, vừa ñể tìm hiểu sâu về ñời
sống nông dân. Chính những cuộc "ñi ñiền dã" ñó với cách sống giản dị, rất bình
dân của ông, ñã từng bước tạo nên cái vốn và thúc ñẩy ông ñi vào nghiên cứu
văn hóa dân gian mà rồi ñây sẽ là nguồn yêu thích lâu bền nhất, là nơi ông có thể
kết hợp hài hòa giữa tình yêu cách mạng và tình yêu văn hóa, tình yêu khoa học
sâu ñậm. Cùng với các nhà phôn-clo (folklore) có tên tuổi khác, ông ñã ñưa bộ
môn này trở thành một khoa học xứng ñáng với tên gọi của nó.
Hơn hai mươi năm trước, trong một hội nghị khoa học của Viện Sử học,
Nguyễn Đổng Chi ñã ñọc một bản báo cáo nổi tiếng: Vấn ñề viết xã chí trên toàn
miền Bắc (1961) một yêu cầu cấp bách của công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa
ñịa phương. Bản tham luận ñược nhiều nơi và nhiều ngành văn hóa theo dõi,
ñược nhân bản ñể tham khảo ở nhiều Ty, Sở văn hóa, và ñó cũng là gợi ý ñể sau
này các bộ ñịa chí có tầm cỡ tỉnh, huyện hoặc xã lần lượt ra ñời. Say mê văn hóa
dân gian từ những ngày còn rất trẻ trong ñó có tình cảm gắn bó với ñời sống
nông dân, với tâm hồn dân tộc, Nguyễn Đổng Chi ñã viết lại Hát giặm Nghệ -
Tĩnh (3 tập, trong ñó có một tập là chuyên luận, và hai tập là sưu tầm)
1
, chủ biên
Vè Nghệ - Tĩnh (2 tập)
2
, Viết Ca dao Nghệ - Tĩnh
3
, Văn học dân gian sưu tầm ở
Ích-hậu (4 tập, 1962 - 1969, chưa in). Đặc biệt 2 công trình nghiên cứu ñược
nhiều người biết tiếng cũng khẳng ñịnh uy tín nổi bật của ông trong nghiên cứu
1
Nhà xuất bản Sử học, Hà-nội, 1962 - 1963.
2
Nhà xuất bản Văn học, Hà-nội, 1965.
3
Viết chung với Ninh Viết Giao, Sở Văn hóa Nghệ - Tĩnh xuất bản. Vinh. 1985.