44
Cách chia của Nguyễn Văn Ngọc trong bài "Mào ñầu" quyển Truyện cổ tích
nước Nam cũng chưa ñem lại cho ta một sự phân biệt dứt khoát
1
. Ông quan tâm
nhiều ñến tính thống nhất về mặt hình thức của những loại truyện cổ khác nhau.
Chẳng hạn những truyện có kết thúc bằng những câu phương ngôn lý ngữ ñược
ông liệt vào một loại, những truyện có xen lẫn câu ca hài hát lại ñược chia thành
một loại khác. Nhưng quá thiên về hình thức, thậm chí không quan niệm ñược
tính chất linh ñộng của truyện cổ về mặt hình thức, tác giả rốt cuộc ñã không
vượt khỏi chủ nghĩa hình thức ñơn thuần.
Có người không phân loại nhưng có ý sưu tập riêng một số truyện, cho ñây là
những truyện của trẻ em (ñồng thoại) ñể mặc nhiên phân biệt với truyện của
người lớn. Nếu có thể cho ñây là một tiêu chuẩn thì cái tiêu chuẩn phân loại theo
ñối tượng thưởng thức ấy kể ra cũng không có gì là phân minh, nhất là ñối với
truyện cổ Việt-nam! Vì khác với các dân tộc phương Tây, người Việt-nam trước
ñây sáng tác truyện cổ dường như không có ý ñịnh dành một loại nào riêng cho
trẻ em cả.
Có lẽ do chỗ khó khăn trong việc phân loại nên ñã có người dựa vào tính chất
ảo tưởng khá phổ biến trong các truyện cổ mà chia ñại khái làm hai loại lớn: một
loại trong ñó ảo tưởng chiếm ưu thế, như các truyện ñộng vật, truyện ma quái,
truyện thần tiên, v.v... và một loại truyện tương ñối ít nhân tố ảo tưởng hơn như
các truyện về sinh hoạt, truyện cười, truyện triết lý, v.v...
Trong sách Văn nghệ bình dân Việt-nam
2
, Trương Tửu cũng theo lối này. Ông
chia toàn bộ truyện truyền miệng thành hai loại: thần kỳ và thế sự. Mỗi loại lại
ñược chia thành nhiều hạng. Ví dụ, loại thần kỳ có bốn hạng: truyện thần tiên,
truyện anh hùng, truyện ma quỷ và truyện nói về con người. Loại thế sự thì có
các hạng: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện ngụ ngôn, truyện nói về nhân
tình thế thái, v.v...
Cách sắp xếp này có sự khái quát cao hơn hẳn những người ñi trước, song khi
ñi vào các hạng mục nhỏ cũng vẫn còn dấu vết hình thức. Một truyện triết lý,
ngụ ngôn hay khôi hài không nhất ñịnh phải ít nhân tố ảo tưởng hơn một truyện
anh hùng, truyện ñộng vật. Ngược lại cũng không phải cứ truyện ñộng vật,
1
a) Những truyện thuộc về cái lối cổ tích hoặc dã sử, cha mẹ hay ông bà tôi tối thường kể cho
con cháu nghe; b) Những truyện mà kết cục ñã thành câu phương ngôn, lý ngữ, hoặc trái lại
xuất xứ từ những câu lý ngữ phương ngôn ấy ra; c) Những truyện thuần về văn chương trong
có những câu ca lời hát nôm na mà vui thú, giản dị mà tự nhiên xưa kia ñâu ñó vẫn thường
truyền tụng; d) Những truyện ngụ một cái ý cao xa thuộc về triết lý may ra so bì ñược với
Bách tử bên Trung-quốc và sau này có thể ñem vào môn học cổ ñiển của nước nhà; e) Những
truyện vui chơi cười ñùa có lý thú ñể tiêu sầu khiển muộn, nhưng chưa quá thuộc về cái thể
"tiếu lâm", các nhà ñạo ñức nghiệt ngọng vẫn quen chê là nhảm nhí..." (Truyện cổ nước Nam
(A. Người ta), Thăng Long xuất bản, 1952).
2
Hợp tác xã Văn hóa mới xuất bản, Thanh-hóa, 1951; tr.92.