45
truyện anh hùng nào cũng ñều phải có sự can thiệp của yếu tố thần tiên. Để ñạt
tới một kết luận ñịnh sẵn, tác giả của truyện không từ một biện pháp nào: có
thần kỳ hay không thần kỳ ñều dùng ñược cả.
Như vậy, cũng không thể lấy tính chất ảo tưởng làm tiêu chuẩn cơ bản trong
việc phân loại truyện cổ. Phân loại như thế, dễ dẫn chúng ta ñến một tình trạng
khó xử: càng sắp xếp chi li thì những ñặc ñiểm riêng về loại hình, về kết cấu
nghệ thuật, và cả những mối liên hệ trong nội dung tư tưởng... của từng loại
truyện càng dễ bị lẫn lộn.
Thế thì phải chăng không thể phân loại truyện cổ tích một cách rành mạch
ñược. Chắc chắn không phải. Nhưng ñể có một ý niệm xác ñáng, trước khi phân
loại cần tìm hiểu thấu ñáo những ñặc trưng cơ bản nhất của từng loại truyện
truyền miệng. Đó là phương pháp cần thiết trong khi nghiên cứu văn học dân
gian.
2. TRUYỆN CỔ TÍCH KHÁC VỚI NHỮNG LOẠI CHUYỆN NÀO?
Trước tiên, chúng ta hãy kiểm ñiểm lại danh từ "truyện cổ tích" hay "truyện
ñời xưa" nhiều khi vẫn thường ñược dùng một cách quá rộng rãi. Người ta dùng
danh từ ñó ñể chỉ bất cứ loại truyện nào có thể gắn lên ñầu hai tiếng "ngày
xưa...". Bây giờ ñây chúng ta nên trả lại cái tên truyện cổ tích cho môn loại của
nó. Còn cái tên dùng ñể chỉ chung cho tất cả các loại truyện truyền miệng, chúng
ta tạm gọi nó là truyện khi chưa tìm ñược tiếng nào thích hợp hơn. Khái niệm
"truyện ñời xưa" thật ra vẫn không ñược bao quát, vì ngoài những truyện ñời
xưa ñúng nghĩa ra, không phải không có những truyện mới ñược sáng tác hôm
qua hôm kia, những truyện "ñời nay" mà vẫn cứ là truyện như thường.
Xác ñịnh như thế rồi, chúng ta sẽ gạt ra mấy loại truyện sau ñây mà phạm vi
bộ sách này không nói tới:
Một là ngụ ngôn. Ngụ ngôn là một loại truyện ñơn giản, có mục ñích rõ rệt là
kết cấu câu chuyện phải nói lên một ý nghĩa gì. Cũng có khi nó ñược người ta
dùng ñể so loại như ca dao, tục ngữ: lấy cái gần nói cái xa, lấy cái dễ nói cái
khó, lấy cái cụ thể nói cái trừu tượng. Truyện ngụ ngôn thường rất ngắn, bằng
văn vần hay văn xuôi, có một kết luận ñịnh sẵn, ñó là một bài học luân lý hay
một quan niệm về triết lý. Nếu trong cổ tích, dung lượng phong phú của những
câu chuyện kể không bắt buộc phải bỏ qua nhiều chi tiết, mà nhiều khi ngược
lại, thì ñối với ngụ ngôn, do yêu cầu làm sáng rõ cái ý nghĩa ñã chuẩn bị sẵn
trong truyện, lại cần phải tước bỏ bớt những chi tiết rườm rà. Nói ngoa, nói
phóng ñại là phương pháp thuyết phục của ngụ ngôn. Tuy nhiên, ẩn sau những
hình thức thuyết phục có vẻ vô lý, nội dung ý nghĩa của truyện ngụ ngôn thường