56
nữa, thường bị lẫn lộn với lịch sử. Khi chép tiểu truyện Chu An ñời Trần, hay
Nguyễn Trãi ñời Lê, người ta không ngần ngại ñưa cả Sự tích ñầm Mực
1
hay
truyện Rắn báo oán
2
xen lẫn với sử liệu thực.
Như chúng tôi ñã nói "Truyền thuyết có khi là thần thoại bị sửa chữa cho gần
với nhân tính, có khi là lịch sử bị thần thánh hóa hay lý tưởng hóa"
3
. Trong
những giai ñoạn khuyết sử của dân tộc, truyền thuyết, cổ tích lịch sử thường lẫn
lộn với lịch sử và sự lẫn lộn này diễn ra từ ñã rất lâu, khó lòng còn phân biệt. Có
nhiều nhân vật trong thời Bắc thuộc ñược kể trong sách Việt ñiện u linh tập như
Lý Ông Trọng, Lý Phục Man, Trương Hống, Trương Hát hay như bà Bát Nàn,
bà Lê Chân, bà Thiều Hoa (theo thần tích ñều là nữ tướng của Hai bà Trưng),
v.v... ngày nay vẫn làm cho chúng ta ngờ vực không hiểu ñó dễ thường là nhân
vật lịch sử truyền thuyết hóa hay chỉ là nhân vật truyền thuyết mà thôi.
Điều cần lưu ý là không nên lẫn lộn truyền thuyết, cổ tích lịch sử với những
truyện thuộc loại truyện thời sự ñã chuyển hóa thành lịch sử, hay những truyện
gần như là "'liệt truyện" hoặc "giai thoại lịch sử" ñược ghi vào sách vở ngày
xưa, nhưng ñồng thời cũng ñược nhân dân truyền tụng. Vè Ấm Ninh khởi nghĩa,
truyện Em Tám lự tẩm dầu ñốt kho bom Tân-sơn-nhất ñều là những truyện thời
sự ñã thành lịch sử, truyện Vua Ngọa Triều là một liệt truyện, truyện Công chúa
Huyền Trân lấy vua Chàm là một giai thoại lịch sử.
Nhưng cổ tích lịch sử thường khi là tài liệu bổ ích cho lịch sử. Bởi vì nó là lịch
sử do nhân dân kể, theo ý kiến và dư luận của nhân dân. Gor-ki từng nói: "Văn
học dân gian có ý kiến riêng của nó ñối với hoạt ñộng của Lu-y XI, của I-van
Hung ñế, và ý kiến ñó khác hẳn với cách ñánh giá của những pho sử do những
nhà chuyên môn viết ra, vì họ không quan tâm lắm ñến vấn ñề cuộc ñấu tranh
của các nhà vua chống lại bọn chúa phong kiến ñã ñem lại những gì cho ñời
sống của nhân dân lao ñộng"
4
.
Cho nên, cổ tích lịch sử cũng có khi ñược người xưa coi là dã sử. Có những
nhân vật lịch sử như Chúa Thao (ñời Mạc), Hầu Tạo (ñời Minh Mạng) ta hầu
như chỉ ñược biết qua truyện cổ tích mà thôi. Cũng vậy, nếu không có truyện
Chàng Lía thì ngày nay mọi người dễ ñã quên một anh hùng nông dân khởi
nghĩa sống vào khoảng trước thời Tây Sơn, mà sử gia triều Nguyễn chẳng ai
buồn chép ñến. Nếu khéo sử dụng - nghĩa là không quá lạm dụng - thì cổ tích
lịch sử sẽ giúp ích trong một chừng mực nào cho quốc sử.
1
Xem truyện số 29, tập này.
2
Xem truyện số 158, tập IV.
3
Lược khảo về thần thoại Việt-nam, sách ñã dẫn; tr.22.
4
Báo cáo ñọc ở Đại hội nhà văn Liên-xô năm 1934 (Gorki bàn về văn học, tập II, Nhà xuất
bản Văn học, Hà-nội, 1970; tr.256 - 257).