55
chi phối bởi một yếu tố thần kỳ nào. Tác giả vẽ một bức tranh xã hội vẫn thường
thấy trong thời ñại cũ: hình ảnh thảm thiết của hai cô cháu nhà nghèo giữa tình
cảnh ñói kém trầm trọng. Tất nhiên, cũng cần phân biệt nó với loại truyện thời
sự nói trên kia: một bên là sự thật, một bên là mô phỏng, nhào nặn lại sự thật.
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt-nam có khá nhiều truyện loại này. Đây là
một ñặc ñiểm mà chúng ta sẽ nói ở phần sau.
● Cổ tích lịch sử là những truyện vốn dựa vào một nhân vật lịch sử hoặc một
sự kiện lịch sử nào ñấy nhưng lại ñược phát triển thành một câu chuyện hoàn
chỉnh, ñộc lập ñối với sự kiện lịch sử ban ñầu. Có khi chỉ mới là một truyền
thuyết, một sự tích. Có khi là một truyện hoàn toàn tưởng tượng nhưng nhân vật
chính trong ñó lại ñược ñội tên của một nhân vật lịch sử. Cũng có thể ñấy là một
sự thật trăm phần trăm, nhưng không ai bảo ñảm phần chính xác. Cố nhiên, cái
cốt lịch sử trong truyện phải mang một ít nét ñặc biệt phi thường, gợi trí tò mò
say mê của người nghe, người ñọc.
Loại cổ tích này có mấy hình thức ñáng chú ý: có truyện, nhân vật và sự việc
bị cường ñiệu hay phóng ñại lên một mức ñộ nhất ñịnh nào ñó như truyện Rắn
báo oán. Có truyện, yếu tố truyền thuyết vẫn không lấn át mấy yếu tố lịch sử.
Yếu tố truyền thuyết chỉ là một ít nét thần kỳ nhẹ nhõm ñược ñem tô vào hay
viền vào xung quanh những con người, những sự việc vốn xảy ra trong ñời sống
thực. Truyện Bùi Cầm Hổ là một ví dụ. Có những truyện khác, trái lại, yếu tố
truyền thuyết ñóng vai trò chủ ñạo, còn yếu tố lịch sử thì chỉ chiếm một tỷ lệ rất
ít ỏi, như truyện Khổng Lồ ñúc chuông.
Ngoài ra, như trên ñã nói, có một số truyện hầu như không có yếu tố truyền
thuyết. Bởi vì nội dung câu chuyện mặc dầu có gắn vào những tình tiết có thể
ngờ là bịa ñặt, nhưng trước sau cũng rất gần sự thật.
Như truyện Chàng Lía, Hầu Tạo, Quận He... Những truyện ấy phần nào giống
với dã sử, hoặc giống với loại truyện thời sự ñã lâu ngày biến thành truyện có
tính chất lịch sử. Truyện cổ tích lịch sử có thể là một thể loại mang ñậm nét ñặc
thù của truyện dân gian Việt-nam, bởi lẽ con người Việt-nam xưa nay, do ñiều
kiện lịch sử luôn luôn phải chống ách ñô hộ xâm lược ñể bảo vệ nền ñộc lập, nên
trong tâm thức vẫn gắn bó với "xã tắc", và do ñó thường xuyên có cái nhìn "lịch
sử hóa" ñối với mọi hiện tượng, sự vật.
6. PHÂN BIỆT TRUYỆN CỔ TÍCH VỚI LỊCH SỬ VÀ VỚI TIỂU
THUYẾT
Truyền thuyết cũng như cổ tích lịch sử là những truyện có gắn liền với một ý
nghĩa, một cái tên lịch sử (tên người, tên ñất, v.v...) chứ không phải là lịch sử
thực sự. Nhưng ñối với người ñời xưa thì truyền thuyết, cổ tích, cả thần thoại