59
II. LAI LỊCH TRUYỆN CỔ TÍCH
1. CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TỪ THẦN THOẠI ĐẾN CỔ TÍCH
Truyền thuyết cổ tích xuất hiện vào thời kỳ nào?
Như ai nấy ñều biết, truyền thuyết cổ tích xuất hiện không cùng một thời với
thần thoại. Nếu chủ ñề của thần thoại thường thiên về giải thích tự nhiên, mô tả
cuộc ñấu tranh giữa người và tự nhiên là chủ yếu, thì trái lại, chủ ñề của truyền
thuyết cổ tích thường thiên về giải thích xã hội, mô tả chủ yếu cuộc ñấu tranh
giữa người với người. Ấy là vì, thần thoại xuất hiện vào một thời kỳ mà mâu
thuẫn sau ñây nổi lên hàng ñầu: con người sống lệ thuộc vào tự nhiên mà lại có
khát vọng chinh phục tự nhiên. Trái lại, cổ tích cũng như truyền thuyết xuất hiện
vào lúc con người nói chung ñã lợi dụng ñược ít nhiều năng lượng của tự nhiên,
nhưng lại vấp phải mâu thuẫn giữa người với người trong sản xuất. Hình thái xã
hội mà truyện cổ tích phản ánh, sức sản xuất ñã tương ñối cao, ñời sống con
người ñỡ chật vật hơn trước, tri thức phát ñạt, tình cảm phong phú, nhất là cuộc
ñấu tranh giai cấp ñã có phần gay go quyết liệt.
Nói một cách khác, những truyện cổ dân gian ñược sáng tác sau thời kỳ
nguyên thủy, có nội dung xã hội khác biệt rõ với những truyện ra ñời từ trước
thời kỳ ñó. Mác nói: "Khi con người ñã có thể khống chế ñược thực sự những
lực lượng tự nhiên thì thần thoại sẽ biến mất". Có nghĩa là khi mà chủ nghĩa thần
linh không còn ngự trị lên mọi lĩnh vực của ý thức; khi trình ñộ hiểu biết của con
người ñã ñược nâng cao; con người ñã tìm ñược quy luật của một số lớn hiện
tượng tự nhiên, biết dùng cái nhân này ñể tạo thành cái quả kia; thì bấy giờ nghệ
thuật thần thoại sẽ phai nhạt ý nghĩa và không còn chức năng thực tế nữa.
Nhưng mặc dù thần thoại mất ñi, sự sáng tạo truyện truyền miệng vẫn cứ tiếp
tục. Có dân tộc nào mà lại tắt ñược nguồn cảm hứng nghệ thuật của mình trên
con ñường phấn ñấu gian nan ñể sáng tạo ra một lịch sử phong phú và một ngôn
ngữ giàu có, sinh ñộng? Đương nhiên con ñường phấn ñấu ñó bao giờ cũng ñầy
huyền thoại, huyền tích. Một nhà nghiên cứu thần thoại có nhận xét: "Truyền
thuyết ñời cổ chúng ta gọi là thần thoại, thần thoại ñời sau chúng ta gọi là truyền
thuyết"
1
. Nhận ñịnh này về một mặt nào ñó ñã vạch ñược mối liên hệ hữu cơ
giữa hai loại truyện ở hai thời kỳ. Đúng là ñối với bất kỳ giai ñoạn lịch sử nào,
ước mơ và khát vọng của quần chúng cũng vượt lên trên thực tại ước mơ và khát
vọng ấy không những ñã chắp cánh cho họ trong sáng tác thần thoại mà còn
trong sáng tác cổ tích và truyền thuyết sau này. Mặt khác, ñứng về phương diện
thưởng thức thì bên cạnh thơ, truyện là một nhu cầu tất yếu của nhân dân. Loại
1
Viên Kha. Trung-quốc cổ ñại thần thoại, Thương vụ ấn thư quán, Thượng-hải, 1955.