60
truyện ngụ ngôn, truyện thời sự thường quá ngắn, thiếu những tình tiết ly kỳ,
chưa kết tinh hiện thực một cách ñậm ñặc, nên không thỏa mãn cảm hứng của
nhân dân bằng thần thoại hoặc cổ tích. Nhưng so với thần thoại, thì truyền thuyết
hay cổ tích cho phép người ta không những diễn tả dài hơi hơn, mà trình bày
ñược nhiều uẩn khúc hơn, với những nhân vật phức tạp hơn, gần cuộc ñời thực
hơn. Nói cách khác, nội dung xã hội của mỗi thời kỳ chính là nhân tố hàng ñầu
quy ñịnh sự khác nhau về phương thức tư duy nghệ thuật giữa thần thoại và
truyền thuyết và cổ tích. Ở thời ñại của truyền thuyết và cổ tích, quan hệ giữa
người với người ngày càng phức tạp, ñấu tranh xã hội ngày càng gay gắt, thì, kết
cấu nghệ thuật của truyền thuyết và cổ tích cũng ñòi hỏi phức tạp, nhiều kịch
tính hơn nghệ thuật thần thoại.
Truyền thuyết, cổ tích hiển nhiên phải xuất hiện sau thần thoại, tiếp liền với
thần thoại. Truyền thuyết hoặc anh hùng ca ra ñời vào giai ñoạn cuối của thời
nguyên thủy chuyển sang thời nô lệ. Truyền thuyết kế thừa nhiệm vụ của thần
thoại và phát triển theo hướng xây ñắp thêm, làm phong phú và sắc nét dần lên
những hình tượng vốn còn mộc mạc của thần thoại. Đây là loại văn học truyền
miệng thường ñược ñặt bằng văn vần, có hình thức thành văn cố ñịnh. Đồng bào
thiểu số nước ta, nhất là ñồng bào Tây nguyên, hiện còn lưu truyền khá nhiều
loại truyện cổ bằng văn vần mà họ gọi là tơ-ñrong ha-mon hay tơ-lây a-khan
(hay khan) mà chúng tôi coi là những truyền thuyết hay anh hùng ca. Vần của
những truyện ñó rất linh ñộng. Vần liền, vần chân, vần lưng ñều có cả. Cũng có
những ñoạn không cần thiết phải dùng vần. Có những ñoạn kể rất vắn tắt, nhưng
cũng có những ñoạn miêu tả rất dài dòng và văn hoa. Nhân vật truyền thuyết của
người Ê-ñê, Ja-rai (Djarai), Ba-na (Bahnar), v.v... hầu hết là những anh hùng lực
sĩ, con cháu của các nhân vật thần thoại, có khi chính là nhân vật thần thoại.
Ghi-ông Ghi-ở, Rốc, Xét... trong truyền thuyết của người Ba-na ñều là dòng dõi
của hai ông bà Tạo thiên lập ñịa. Họ bay lên không trung ñể ñánh nhau, bắt mặt
trời mọc lùi trở lại ñể kéo dài sự sáng mà tiếp tục chiến ñấu, v.v... Thế giới của
truyền thuyết là thế giới người, nhưng còn ñầy dẫy những lực lượng huyền diệu.
Hai bản I-li-át (Ilyade) và Ô-ñít-xê (Odyssée) của thi hào Ô-me (Homère)
1
thực
chất là những truyền thuyết viết theo hình thức sử thi hay anh hùng ca, trong ñó
hình tượng thần thoại hãy còn rõ nét. Càng về sau, truyền thuyết càng gần với cổ
tích. Đây là thời ñại của những nàng công chúa, ông hoàng tử, thời ñại của
những tên trọc phú gian tham, những bác nông dân khờ khạo và nghèo khổ.
Truyện cổ tích cũng tiếp thu truyền thống của truyền thuyết. Nó ñược xây dựng
trên những mảnh vụn rời rạc của truyền thuyết và thần thoại. Cho nên Grim
(Grimm) nhận xét về cổ tích nước Đức có nói: "Những truyện cổ tích dân gian là
những tiếng dội cuối cùng của thần thoại ngày xưa". Một nhà nghiên cứu khác là
Muyn-le (Max Müller) cũng nói: "Chúng ta biết một cách chắc chắn rằng phần
1
Nhà thơ cổ Hy- lạp, sống vào khoảng thế kỷ thứ X trước Công nguyên.